Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương bằng công nghệ mới 4:19 PM,10/2/2014

Trường Đại học Công nghệ đã phối hợp với Khoa Y-Dược (ĐHQGHN) tổ chức Hội thảo về “Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng plasma lạnh trong điều trị vết thương chậm liền” vào cuối tháng 7/2014 vừa qua.

Tham dự hội thảo, ngoài các nhà khoa học của 2 đơn vị chủ trì thuộc ĐHQGHN còn có các chuyên gia của Bệnh viện ĐH Y Hà Nội và các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực vật lý như Viện Vật lý, Hội Vật lý Việt Nam…

Nhóm nghiên cứu liên ngành giữa Trường ĐHCN, Khoa Y Dược và Viện Vật lý do TS. Bùi Nguyên Quốc Trình (Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano) cùng BS. Bạch Sỹ Minh (Khoa Y-Dược) và TS. Đỗ Hoàng Tùng (Viện Vật lý) đã trình bày một số nghiên cứu về plasma và ứng dụng plasma lạnh hoạt động ở điều kiện khí quyển thông thường (viết tắt là AP plasma). Nhóm nghiên cứu đã đề xuất về hướng nghiên cứu chế tạo thiết bị sử dụng plasma lạnh dùng trong điều trị các vết thương chậm liền.

Vết thương chậm liền do nhiều nguyên nhân trong đó nhiễm khuẩn đóng vai trò quan trọng, ngoài ra loạn dưỡng thần kinh, rối loạn dinh dưỡng tại chỗ cũng là một trở ngại lớn trong quá trình liền thương. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh khả năng tiêu diệt trực khuẩn mủ xanh trong môi trường nuôi cấy chỉ sau 10 giây chiếu tia. Ngoài ra theo các nghiên cứu nước ngoài các gốc hoạt tính như NO được hình thành khi plasma tiếp xúc với không khí còn có tác dụng kích thích liền thương, cải thiện vi tuần hoàn thúc đẩy quá trình liền thương. Một vài thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành nhằm chứng minh tác dụng này như liền thương của các thương tổn chàm, sẹo bỏng, loét tỳ đè… đều khẳng định plasma lạnh là một hướng mới trong điều trị vết thương chậm liền.

GS.TS. Nguyễn Đại Hưng (nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, Viện HL KH&CN Việt Nam, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam): Đây là hướng nghiên cứu rất mới ở Việt Nam, phương pháp nghiên cứu, điều tra khảo sát đầy đủ, hợp lý, khoa học và có độ tin cậy cao. Số lượng và khối lượng sản phẩm tạo ra là rất lớn và rất ấn tượng. Nhóm nghiên cứu cần bổ sung các thông số vật lý, kỹ thuật của máy thật cụ thể, xây dựng quy trình điều trị khi sử dụng plasma lạnh. Các tài liệu tham khảo về hướng nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng, xác thực và logic, thể hiện tốt được mục tiêu, nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

GS.TS. Bạch Thành Công (Chủ tịch Hội đồng liên ngành Vật lý – Điện tử viễn thông ĐHQGHN): Phương pháp điều trị dùng plasma lạnh có hiệu quả trong điều trị, trong khi các phương pháp khác rất kém hiệu quả. Các kết quả được thực hiện do nhóm nghiên cứu trình bày rất đáng quan tâm, xác thực, mở ra một triển vọng mới trong điều trị y học, có tính liên ngành cao giữa công nghệ hiện đại và y học.

GS.TS. Trương Việt Dũng (Chủ nhiệm Khoa Y-Dược, ĐHQGHN; Chủ tịch Ban đánh giá đạo đức NCYSH, Bộ Y Tế): Nghiên cứu cần chia thành 3 giai đoạn; giai đoạn 1: Nghiên cứu và chế tạo máy. Máy chế tạo ra phải được cục đo lường chất lượng xác nhận tiêu chuẩn; giai đoạn 2: Thử nghiệm tiền lâm sàng; giai đoạn 3: Thử nghiệm lâm sàng.

Trao đổi với website ĐHQGHN, TS. Bùi Nguyên Quốc Trình cho biết, trên thế giới ngày càng có nhiều trung tâm nghiên cứu về plasma, cũng như phát triển các ứng dụng của plasma trong y sinh. Đặc biệt đã có một số bản máy thử nghiệm và nguyên mẫu AP plasma định hướng ứng dụng trong liền thương như: máy kINPen-Med của Viện nghiên cứu Plasma Nhiệt độ thấp Greifswald, CHLB Đức; máy MicroPlaSter của Hãng Công nghệ Plasma Adtec, Nhật Bản và máy FE-DBD plasma của Viện nghiên cứu Plasma Drexel, Hoa Kỳ. Các thiết bị AP plasma giúp liền thương trên thế giới đều mới đang chỉ ở pha I giai đoạn thử nghiệm lâm sàng chứ chưa được đưa ra thị trường một cách  rộng rãi.

AP plasma có tiềm năng ứng dụng trong công nghệ chế tạo màng mỏng dùng cho các linh kiện điện tử, pin mặt trời… thay thế các phương pháp truyền thống; Ứng dụng trong bảo quản hoa quả, trong các nghiên cứu và điều trị về y sinh…

Các nhà khoa học tham dự hội thảo đều mong muốn sớm triển khai ứng dụng plasma lạnh trong ứng dụng thực tế vì đây là hướng nghiên cứu liên ngành có tính khả thi tốt. Các nhà khoa học đã trao đổi và góp nhiều ý kiến về các thống số kỹ thuật của thiết bị, quy trình thử nghiệm lâm sàng cũng như nguồn kinh phí để thực hiện.

Lãnh đạo ĐHQGHN đã đánh giá cao đề xuất của nhóm nghiên cứu về khả năng ứng dụng trong thực tế và đề nghị nhóm nghiên cứu có phương án phối hợp với doanh nghiệp để đưa các sản phẩm nghiên cứu sớm được ứng dụng vào thực tiễn điều trị của bệnh nhân.

Nguồn: khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu chế tạo ốc chân cung dùng cho phẫu thuật cột sống 10/1/2014
Nghiên cứu tác dụng của đậu bắp điều trị đái tháo đường 10/1/2014
Nghiên cứu định lượng chất chống xơ vữa động mạch trong ớt 10/1/2014
Hệ thống theo dõi điện tim không dây mang trên người 10/1/2014
Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở bệnh nhân xơ cứng rải rác 9/30/2014
Nghiên cứu sự thay đổi huyết động học tại não sử dụng công nghệ hồng ngoại gần 9/29/2014
Protein mới dính như keo thậm chí ở dưới nước 9/26/2014
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đột biến gen quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị ung thư đại trực tràng và ung thư phổi” 9/26/2014
Phương pháp tích hợp xử lý và phân tích tín hiệu điện não hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý thần kinh 9/24/2014
Thuốc điều trị ung thư từ cây bông vải 9/24/2014
Vacxin tái tổ hợp bảo vệ gà phòng chống Salmonella 9/24/2014
Chế tạo thành công máy cứu ngải và viên thuốc ngải 9/23/2014
Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng 9/22/2014
Chế tạo máy đo kinh lạc TS-2010 9/19/2014
Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia về bệnh sởi 9/17/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123587959 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn