Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát triển dòng pin sạc Lithium hiệu điện thế cao 11:14 SA,01/10/2014

Nhóm nghiên cứu Trần Văn Giang, Trần Thi Thùy Dung, Trần Văn Mẫn, Lê Mỹ Loan Phụng, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng pha tạp Ni của vật liệu LimMn2 O4 ứng dụng trong pin sạc Lithium hiệu điện thế cao.

 Pin sạc lithium là nguồn điện có tính năng tốt nhất về dung lượng riêng, tuổi thọ và tốc độ phóng sạc so với các dòng pin sạc khác. Do đó, pin sạc lithium được xem là đối tượng hứa hẹn cho ứng dụng làm nguồn trong các động cơ điện (EV) và động cơ điện lai xăng (HEV) trong tương lai. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của nó trong lĩnh vực này là về giá thành sản xuất, độ tin cậy và an toàn còn thấp. Để cải tiến về mặt công nghệ, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào phát triển vật liệu điện cực dương để làm tăng dung lượng riêng, độ an toàn, độ ổn định của pin.

Hầu hết các vật liệu điện cực cho pin sạc lithium đều là vật liệu đan cài có cấu trúc dạng lớp, cấu trúc spinel hay cấu trúc olivin của các ocid kim loại chuyển tiếp. Trong đó, dạng ocid của mangan rất được quan tâm do tính không độc hại với con người, môi trường và giá thành thấp. Cụ thể như vật liệu LiMn2 O4 và các dẫn xuất của nó, là vật liệu rất hứa hẹn và được nghiên cứu rộng rãi ứng dụng làm vật liệu điện cực dương. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó là sự sụt giảm dung lượng rất nhanh sau mỗi chu kỳ phóng nạp. Để khắc phục sự giảm dung lượng nhanh theo chu kỳ, các nghiên cứu cho thấy vật liệu này pha tạp kim loại chuyển tiếp sẽ giúp ổn định độ bền phóng sạc và dung lượng phóng sạc của pin có giá trị không thay đổi.

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá tính năng phóng sạc của vật liệu, kết quả hoàn toàn tương hợp với kết quả khảo sát động học của vật liệu: xuất hiện vùng thế 4 V ứng với ion Mn và vùng thế 5 V ứng với ion Ni. Với hàm lượng Ni pha tạp lớn, giá trị dung lượng của pin chủ yếu là do cặp oxy hóa khử của Ni, được gọi là “dung lượng 5 V”. Bên cạnh đó, độ ổn định dung lượng của pin được cải thiện đáng kể khi có sự pha tạp của Ni vào LiMn2 O4. Vật liệu pha tạp Ni là vật liệu tiềm năng để phát triển dòng pin sạc lithium hiệu điện thế cao.

Nguồn: Khoa học phổ thông, tháng 7/2014

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Giải pháp mới trong kỹ thuật điều khiển hệ thống pin mặt trời 01/10/2014
Chế tạo thành công thiết bị tàng hình 01/10/2014
Chế tạo thành công pin phóng xạ tuổi thọ dài, hiệu suất cao 30/09/2014
Thái Lan dùng robot thẩm định món ăn Thái chính gốc 30/09/2014
Nghiên cứu chế tạo hỗn hợp nhựa/cao su lưu hóa trên cơ sở cao su thiên nhiên và polyetylen 29/09/2014
Nghiên cứu hệ thống đo áp suất phun trong động cơ diesel phun trực tiếp công suất nhỏ 29/09/2014
Máy đo lượng cồn trong máu kết nối di động 29/09/2014
Collar Perfect: Bàn là giúp là phẳng những vị trí phức tạp trên trang phục 26/09/2014
Áo giữ nhiệt cho hoạt động vào mùa đông 26/09/2014
Công nghệ giúp cửa cuốn 'miễn dịch' với thiết bị phá mã 24/09/2014
Nhật Bản phát triển hệ thống cảm biến mới đo nhịp tim 18/09/2014
Sản xuất thành công chip cảm biến áp suất bằng MEMS 17/09/2014
Phát triển robot bay để xua đuổi chim thật tàn phá mùa màng 17/09/2014
Nghiên cứu Hệ thống quản lý tự động trong khai thác, vận hành mỏ lộ thiên 15/09/2014
Máy phát điện trên ống dẫn nước 15/09/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 123591759 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn