Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu xử lý nước thải thạch dừa bằng cây môn nước (Colocasia esculenta) 10:24 AM,9/29/2014

Tác giả Vũ Hải Yến (Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM) thực nghiệm nghiên cứu xử lý nước thải ngành chế biến thạch dừa ở Bến Tre với một loại thực vật phổ biến ở khu vực này là cây môn nước.

Mô hình thí nghiệm trồng cây môn nước (Clocasia esculenta) với đối tượng xử lý là nước thải thạch dừa nồng độ pha loãng từ 5% - 100% cho thực vật thích nghi. Kết quả là thực vật xử lý đạt hiệu quả 95 – 98%, BOD5 lên đến 900 mg/L, COD khoảng 3000 mg/L, TKN = 324-755 mg/l, P = 7,76 - 18,12 mg /l, SS = 98-228 mg/l.

 Lượng nước bay hơi qua mô hình (lượng nước này được xem là đã xử lý được) chiếm 43%, trong đó 11% bay hơi qua bề mặt cát và 32% bay hơi qua bề mặt lá. Hiệu suất xử lý BOD5 của mô hình cánh đồng tưới trồng cây môn nước trong thời gian 14 ngày dao động trong khoảng 88 - 96%. Hiệu quả xử lý COD của mô hình cánh đồng tưới cây môn nước trong   thời gian 14 ngày dao động trong khoảng 95 - 98%. Cây thích nghi với hàm lượng Nitơ khá cao trong nước thải thạch dừa. Hàm lượng đạm trong cây được tiêu thụ khá mạnh. Hiệu quả xử lý Nitơ tổng đạt từ 95 - 98%. Hàm lượng Nitơ tổng đầu ra chỉ còn khoảng từ 8 – 32 mg/l, phù hợp với QCVN 40:2011/BTNMT loại B. Quần thể vi sinh vật cộng sinh trong rễ cây góp phần chuyển hóa Nitơ tổng thành NH3 (48%), phần Nitơ còn lại được tích lũy trong môi trường đất (7%) và chuyển hóa thành sinh khối cho cây (45%). Với thời gian lưu nước đến 14 ngày, các giá trị BOD, COD, TKN, P, SS đã đạt tiêu chuẩn B QCVN 40:2011/BTNM.

Thực vật phát triển bình thường trong môi trường nước thải. Quá trình xử lý nước chủ yếu diễn ra ở rễ, sau đó vận chuyển qua thân. Thực vật giữ đựợc 90% nước trong than cây, sinh khối tăng 1,5 lần sau 6 tuần thí nghiệm. Công nghệ này đạt được mục tiêu hiệu quả, chi phí thấp và thân thiện với môi trường.

Nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1

Send Print  Back
The news brought
Sấy nhiệt thấp: công nghệ bảo quản và nâng giá trị trái cây Việt Nam 9/29/2014
Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu từ giống dạng dịch thể 9/29/2014
Lễ động thổ xây dựng Trung tâm Quốc gia nghiên cứu phát triển sâm Ngọc Linh 9/26/2014
Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt 9/26/2014
Phương pháp độc đáo xử lý chất thải nông thôn 9/26/2014
Nghiên cứu lựa chọn loại gạo lứt thích hợp cho sản xuất gạo mầm 9/26/2014
Dùng UAV để khảo sát mùa màng 9/26/2014
Khảo sát tinh dầu củ nén (Allium schoenprasum L.) và điều chế thuốc ho từ tinh dầu củ nén 9/24/2014
Kết quả xây dựng mô hình tháp giống hạt nhân mở đàn bò Holstein Friesian tại Tuyên Quang 9/24/2014
Dùng muối ăn diệt cây mai dương 9/23/2014
Ảnh hưởng của than hoạt tính và nuôi cấy thoáng khí lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa đồng tiền (Gerbera Jamesonii) in vitro và ex vitro 9/23/2014
Nghiệm thu đề tài độc lập cấp nhà nước mã số ĐT-PTNTĐ.2011-G/10 9/23/2014
Kết quả khảo nghiệm gà hướng trứng Dominant CZ 9/23/2014
Định lượng một số loài vi khuẩn phân giải xơ trong dịch dạ cỏ của bò cho ăn các khẩu phần khác nhau bằng kỹ thuật real-time PCR 9/22/2014
Ảnh hưởng của chọn giống đến sinh trưởng của đàn bò H'Mông tại Đồng Văn 9/22/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123525703 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn