Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Xây dựng quy trình xác định nồng độ khí radon trong nhà tại TP.HCM 2:43 PM,9/26/2014

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả Nguyễn Thảo Nguyên, Tô Thị Hiền (Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM) sử dụng detector CR – 39 để xác định nồng độ khí radon trong nhà.

Radon là loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, tuy nhiên đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi cho con người. Nguy cơ ung thư phổi phát triển do sự chiếu xạ của radon tùy thuộc vào lượng radon hít phải và thời gian phơi nhiễm do radon tích tụ trong không khí trong nhà. Tại Việt Nam, nồng độ radon thường được xác định bằng máy RAD7, tuy nhiên máy đo chỉ cho các giá trị radon tức thời, và phải thường xuyên hiệu chỉnh máy. Việc xây dựng quy trình xác định nồng độ khí radon tích lũy trong nhà bằng detector vết CR-39 để có thể ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nghiên cứu rủi ro sức khỏe của khí radon đối với con người và lập bản đồ ô nhiễm radon trong nhà.

Detector CR-39 có khả năng lưu lại vết khi các bức xạ alpha do radon và các hạt nhân con cháu phát ra. Detector CR – 39 được đặt trong một hũ nhựa trụ tròn cao 7 cm, và trong quá trình phơi nhiễm, để tránh sự tiếp xúc của bụi vào detector thì đầu dưới của hũ được che lại bằng giấy lọc sợi thủy tinh ø 47 mm.

Nghiên cứu đã xây dựng quy trình đo nồng độ radon trong nhà bằng detector CR – 39 phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các mẫu có detector CR-39 thu radon được đặt tại các hộ gia đình trong 3 tháng (90 ngày). Sau thời gian 3 tháng phơi nhiễm tại các hộ gia đình, mẫu được lấy về phòng thí nghiệm để phân tích. Detector CR – 39 được ngâm tại điều kiện dung dịch NaOH 6M trong 24 giờ ở nhiệt độ 700C trong tủ sấy để làm rõ vết bắn của các tia alpha lên mẫu. Sau đó, detector sẽ được rửa lại bằng nước cất và acid CH3COOH 2% để làm sạch NaOH. Mẫu CR-39 sau khi xử lý sẽ được soi trên kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần, để đếm số vết alpha trên bề mặt. Từ số lượng vết có được, dựa vào phương trình đường chuẩn y = 4,533.x, ta có được kết quả nồng độ khí radon trong nhà.

Nguồn: Hội nghị Khoa học trẻ ĐHQG-HCM lần 1

Send Print  Back
The news brought
Giải pháp làm sạch nước thải nhiễm dầu 9/26/2014
Mô hình Multinomial Logit – phân tích hành vi chọn lựa cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân Việt Nam 9/24/2014
Giải pháp xử lý nước thải đạt hiệu quả cao 9/24/2014
Các biện pháp nâng cao khả năng sử dụng tài nguyên nước mưa tại TP. HCM 9/23/2014
Phát hiện vi khuẩn tiêu thụ chất thải hạt nhân nguy hại 9/17/2014
Giấy từ lá cây 9/11/2014
Thiết bị xử lý nước thải XLNT-UNINSHIP 03 9/8/2014
Đánh giá nhu cầu dùng nước của tỉnh Bình Thuận dưới tác động biến đổi khí hậu 9/6/2014
Nhựa tự hủy chế từ vỏ trấu 8/29/2014
Nghiên cứu áp dụng công nghệ lọc sinh học xử lý nước thải đô thị: Kết quả thực nghiệm tại thành phố Đà Nẵng 8/29/2014
Ảnh hưởng của góc phun sớm đến hàm lượng phát thải và công suất của động cơ diesel ở các chế độ tải 8/29/2014
Phương pháp mới có thể loại bỏ hơn 90 % lượng chì trong nước 8/26/2014
Khí có mùi khó chịu phát ra từ các bãi rác có thể được biến đổi thành năng lượng sạch 8/21/2014
Toilet thông minh cho khu vực thiên tai 8/18/2014
Vòi lọc nước mini 8/4/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123465151 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn