Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát hiện vi khuẩn tiêu thụ chất thải hạt nhân nguy hại 10:17 AM,9/17/2014

Theo một nghiên cứu của nhà khoa học tại trường Đại học Manchester, Anh, các sinh vật đơn bào nhỏ bé được phát hiện dưới lòng đất, có thể giúp ích cho vấn đề xử lý chất thải hạt nhân.

 Mặc dù trước đây, đặc tính ăn chất thải của các vi khuẩn này đã được xác định trong đất tương đối cổ xưa, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện thấy vi khuẩn có thể sống sót trong môi trường rất khắc nghiệt như các địa điểm xử lý chất thải phóng xạ. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí ISME (Tạp chí vi sinh đa ngành).

 Việc xử lý chất thải hạt nhân là vấn đề nan giải với khối lượng lớn chất thải được chôn sâu dưới lòng đất. Khối lượng lớn chất thải phóng xạ sẽ được bao bọc bằng bê tông trước khi được xử lý đưa vào hầm dưới lòng đất. Khi nước ngầm ngấm vào chất thải hạt nhân, nó sẽ phản ứng với xi măng và trở nên có tính kiềm cao. Sự thay đổi này thúc đẩy một loạt  phản ứng hóa học, dẫn đến sự phân hủy của các vật liệu chứa xenlulô có trong chất thải phức hợp này.

 Một trong những sản phẩm liên quan đến các hoạt động này là axit isosaccharinic (ISA), gây lo ngại nhiều hơn vì nó có thể phản ứng với các hạt nhân phóng xạ - nguyên tố bất ổn và độc hại được hình thành trong quá trình sản xuất điện hạt nhân và tạo nên các thành phần phóng xạ của chất thải hạt nhân. Nếu ISA liên kết với các hạt nhân phóng xạ như uranium, sau đó các hạt nhân phóng xạ sẽ hòa tan mạnh hơn và nhiều khả năng chảy ra khỏi hầm ngầm lên các môi trường bề mặt, nơi chúng có thể gây ô nhiễm nước uống hoặc chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, phát hiện mới của các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các vi sinh vật có thể ngăn chặn được tình trạng này.

 Nghiên cứu trên các mẫu đất lấy từ địa điểm công nghiệp có tính kiềm cao ở Peak, Anh, không phải là phóng xạ nhưng bị ô nhiễm nghiêm trọng do các chất thải của lò vôi có tính kiềm cao, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vi khuẩn "extremophile", phát triển mạnh trong các điều kiện môi trường kiềm trong chất thải phóng xạ được bao bọc bởi xi măng. Các sinh vật không chỉ thích ứng tốt để sống trong chất thải đá vôi có tính kiềm cao, mà còn có thể sử dụng ISA làm nguồn thức ăn và năng lượng trong các điều kiện mô phỏng môi trường trong và xung quanh các địa điểm xử lý chất thải phóng xạ hoạt độ trung. Ví dụ, để giúp vi khuẩn “thở" và phá vỡ ISA khi không có oxy (kịch bản có thể xảy ra trong các hầm xử lý dưới lòng đất), các vi sinh vật đơn bào có thể tiến hành trao đổi chất để thở nhờ có các hóa chất khác trong nước như nitrat hoặc sắt.

 Các nhà khoa học đã sử dụng các quá trình sinh học để hỗ trợ sự sống của các vi khuẩn trong điều kiện khắc nghiệt, cũng như các ảnh hưởng ổn định của chúng đến chất thải phóng xạ. Mục đích cuối cùng của nghiên cứu mới là nâng cao hiểu biết của con người về việc xử lý an toàn chất thải phóng xạ dưới lòng đất bằng cách nghiên cứu chế độ ăn bất thường của những vi khuẩn xử lý chất thải khác.

Nguồn: NASATI, ngày 16/9/2014

Send Print  Back
The news brought
Giấy từ lá cây 9/11/2014
Thiết bị xử lý nước thải XLNT-UNINSHIP 03 9/8/2014
Đánh giá nhu cầu dùng nước của tỉnh Bình Thuận dưới tác động biến đổi khí hậu 9/6/2014
Nhựa tự hủy chế từ vỏ trấu 8/29/2014
Nghiên cứu áp dụng công nghệ lọc sinh học xử lý nước thải đô thị: Kết quả thực nghiệm tại thành phố Đà Nẵng 8/29/2014
Ảnh hưởng của góc phun sớm đến hàm lượng phát thải và công suất của động cơ diesel ở các chế độ tải 8/29/2014
Phương pháp mới có thể loại bỏ hơn 90 % lượng chì trong nước 8/26/2014
Khí có mùi khó chịu phát ra từ các bãi rác có thể được biến đổi thành năng lượng sạch 8/21/2014
Toilet thông minh cho khu vực thiên tai 8/18/2014
Vòi lọc nước mini 8/4/2014
Lá nhân tạo sản xuất oxy 8/4/2014
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ tiên tiến 7/31/2014
Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-ANPHA 7/9/2014
Quan tâm triển khai các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt 7/7/2014
NASA phóng vệ tinh theo dõi khí thải CO2 7/3/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123465720 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn