Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn từ cây cỏ thiên nhiên của Việt Nam 2:06 PM,6/26/2014
Tinh dầu và nguyên liệu chứa tinh dầu có vai trò rất quan trọng trong đời sống, không chỉ có giá trị đặc biệt trong công nghệ chế biến chất thơm, mỹ phẩm, nước hoa cao cấp mà còn được coi là vị thuốc quý hiếm, được dùng để chữa các bệnh: đau ngực, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, hen suyễn, khó thở, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt và trợ tim; chữa ung thư, đặc biệt là với bệnh ung thư tuyến giáp trạng.
Dó trầm có tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae). Trên thế giới hiện nay có tất cả 25 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Ở nước ta, Dó trầm phân bố ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kontum. Tinh dầu trầm hương được chiết xuất từ thân gỗ của cây, hàm lượng tinh dầu trong cây được cấy tạo nhiều hơn trong cây chưa cấy tạo. Thông thường khoảng 1 - 3 ‰ theo khối lượng khô. So với các loại tinh dầu khác, giá trị kinh tế của tinh dầu trầm hương rất cao. Giá bán dao động khoảng 10.000 - 20.000 USD/lít. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Mỹ, các nước Trung Đông và Đông Nam Á.
Hiện nay, việc phát triển vùng trồng của cây Dó trầm là khá lớn. Với diện tích tạm tính khoảng 25.000 – 30.000 ha trong cả nước thì ước tính có nhiều ngàn tấn gỗ cần được khai thác trong thời gian tới. Với đặc điểm là loại gỗ xốp nhẹ, nhiệt trị thấp vì vậy giá trị kinh tế của cây Dó rất thấp khi sử dụng trong các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực tạo ra sản phẩm Trầm hương và tinh dầu Trầm.
Viện Công nghệ hóa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện Dự án sản xuất thử - thử nghiệm: "Hoàn thiện công nghệ và chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất tinh dầu Trầm dung tích 50 lít”. Kết quả thu được là đã nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ chiết xuất tiên tiến hiện đại, ứng dụng vào trích ly các sản phẩm tinh dầu quý của Việt Nam, nổi bật là chiết xuất tinh dầu Trầm từ cây Dó, góp thêm một công nghệ mới vào phát triển lĩnh vực chiết xuất các hợp chất thiên nhiên. Công nghệ sử dụng carbon dioxid ở trạng thái siêu tới hạn để chiết tinh dầu là phương pháp đang được phát triển mạnh mẽ vì một số ưu điểm như sử dụng dung môi CO2 không độc, giá rẻ và bị loại nhanh chóng vì dung môi CO2 khi ở áp suất thường sẽ bốc hơi để lại tinh dầu mà không để lại cặn độc như trong dung môi cổ điển.
Công nghệ trích ly bằng CO
2 siêu tới hạn giúp cho tinh dầu có chất lượng cao hơn vì quá trình chiết không sử dụng nhiệt độ như các phương pháp khác, thời gian chiết nhanh, vì vậy thành phần các hoạt chất ít bị thay đổi, tinh dầu giữ được mùi vị và thành phần thiên nhiên. Theo nghiên cứu tìm hiểu thực tế, các nhà khoa học đánh giá công nghệ này là một trong những giải pháp mang tính đột phá để có thể giải quyết được bài toán chiết xuất - một trong những bài toán nan giải và hết sức quan trọng trong chuỗi bài toán cần giải quyết của lĩnh vực này. Dự án đã đạt được quy mô phát triển công nghiệp và đã được chuyển giao cho doanh nghiệp theo hợp đồng chuyển giao công nghệ số 09/2011.VCNHH.
Nguồn: Viện Công nghệ hóa học
Send Print  Back
The news brought
Máy cắt kính an toàn bán tự động 6/18/2014
Công ty CP Chế tạo Bơm Hải Dương: Nhiều đột phá trong khoa học công nghệ 6/17/2014
Công nghệ laser thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ 6/17/2014
Động cơ nano nhỏ nhất thế giới, bước tiến mới trong việc phát triển nanobot 6/17/2014
Sau hàng nghìn năm, bánh xe đã được "phát minh lại" 6/17/2014
Hệ thống dập cắt vật liệu phục vụ ngành giày dép 6/16/2014
Thiết bị tháo và làm sạch nút phòng ẩm của đạn 6/13/2014
Nga chế tạo động cơ chống trọng lực 6/12/2014
Máy hút, thổi nguyên liệu rời 6/12/2014
Làm sạch phin lọc dầu động cơ tua-bin của tàu chiến bằng siêu âm 6/12/2014
Phà điện đầu tiên trên thế giới 6/11/2014
Chế tạo thành công nano vàng 6/10/2014
Chế tạo robot rắn hỗ trợ lắp ráp cánh máy bay thay cho con người 6/10/2014
Máy uốn thép ống bán tự động 4/25/2014
Sa mạc - bồn hút CO2 4/11/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123567871 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn