Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

SOLAR-JET - Sản xuất nhiên liệu phản lực từ nước và CO2 2:35 PM,5/6/2014
Trong một chuyển biến mới nhằm giải tỏa cơn khát nhiên liệu đồng thời cắt giảm lượng khí thải CO2, các nhà nghiên cứu thuộc dự án SOLAR-JET (dự án lò phản ứng hóa học năng lượng mặt trời và tối ưu hóa trữ lượng dài hạn của các nhiên liệu phản lực tái tạo) đã vừa công bố: thông qua một quy trình nhiều bước, ánh sáng mặt trời tập trung có thể được dùng để chuyển đổi CO2 thành kerosene (dầu parrafine) và sau cùng có thể dùng làm nhiên liệu phản lực.


Tiến sĩ Andreas Sizmann - điều hợp viên dự án tại viện nghiên cứu Bauhaus Lufthart ở Munich cho biết: "Việc tăng cường vấn đề an ninh cung ứng và môi trường luôn khiến ngành hàng không tìm kiếm các giải pháp nhiên liệu thay thế, có thể được dùng thay cho nhiên liệu phản lực ngày nay, đây còn được gọi là các giải pháp ngắn hạn. Với ý tưởng đầu tiên về một loại kerosene "mặt trời", dự án SOLAR-JET đã thực hiện một bước tiến quan trọng hướng đến các loại nhiên liệu thực sự bền vững với nguồn nguyên liệu gần như không giới hạn trong tương lai".

Quy trình sử dụng một chu trình oxy hóa khử lấy năng lượng từ mặt trời với các vật liệu kim loại oxít ở nhiệt độ cao để tái sắp xếp các electron, chuyển đổi CO2 và nước thành hydrogen và CO hay còn gọi là khí tổng hợp (syngas).

"Công nghệ lò phản ứng mặt trời có các đặc điểm như tăng cường bức xạ nhiệt truyền dẫn và đẩy nhanh quá trình phản ứng động lực học - 2 yếu tố cốt lõi để tối ưu hiệu suất chuyển đổi năng lượng măt trời-nhiên liệu", giáo sư Aldo Steinfield lãnh đạo nhóm nghiên cứu và phát triển lò phản ứng mặt trời tại ETH Zürich cho biết.

Sau cùng, quy trình được hoàn tất bằng quy trình Fischer-Tropsch. Quy trình này hiện đã được phê chuẩn để sản xuất nhiên liệu cho hoạt động hàng không thương mại và được sử dụng trên toàn thế giới bởi các công ty sản xuất nhiên liệu như Shell. Được phát triển vào năm 1925 bởi 2 nhà khoa học Đức Franz Fischer và Hans Tropsch, quy trình bao gồm một loạt các phản ứng hoá học để chuyển đổi hydrogen và CO từ khí tổng hợp thành kerosene dưới dạng lỏng.


Nguồn: Báo Công Thương ngày 5/5/2014

Send Print  Back
The news brought
Việt Nam sản xuất thành công chip cảm biến áp suất 5/6/2014
Đèn chân không phát tia cực tím rẻ tiền mà hiệu quả 4/29/2014
Thiết kế và chế tạo hệ thống lắp ráp tự động cuộn cảm 4/29/2014
Tụ bù VarPlus Can và EasyCan của Schneider Electric 4/26/2014
Quầy bán thực phẩm hữu cơ tự động 4/26/2014
Tạo ra điện từ nước xả bồn cầu 4/26/2014
James Dyson và ý tưởng máy hút chân không khổng lồ giúp làm sạch sông 4/21/2014
Chống sét bằng tia laser 4/21/2014
Bóng đèn thông minh giúp bạn ngủ nghỉ đúng giờ 4/18/2014
Máy bay không người lái kết hợp xe chở hàng 4/15/2014
Phát minh giúp trẻ khuyết tật đi lại bình thường 4/11/2014
Robot đào sâu dưới nước 4/11/2014
Vé xe buýt tự động sử dụng công nghệ RFID 4/8/2014
Làm chủ công nghệ chế tạo linh kiện chỉnh lưu điện tử 2/6/2014
Nhật Bản hỗ trợ phát triển robot công nghiệp tại Việt Nam 12/26/2013













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123590090 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn