Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vốn cho xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội 3:45 PM,12/23/2013

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), vốn đầu tư là nhân tố quan trọng, nhưng cũng là khó khăn hàng đầu không chỉ đối với các tỉnh miền núi, biên giới, mà ngay cả các xã tại Thủ đô. Để có vốn cho XDNTM, Hà Nội đã cụ thể hóa từng nguồn vốn, tổ chức lồng ghép và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư của các chương trình, mục tiêu...

        Đa dạng hóa và cụ thể hóa nhiệm vụ chi:
    Nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và có nguồn gốc từ NSNN chi XDNTM được Hà Nội cân đối chủ yếu từ ba nguồn, gồm: Khoản thu tiền sử dụng đất; vốn xây dựng cơ bản tập trung trong cân đối giao dự toán hằng năm cho ngân sách huyện, thị xã; khoản thu tiền bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án; các khoản tăng thu, kết dư ngân sách các cấp....Về nhiệm vụ chi, NSNN Trung ương chủ yếu hỗ trợ theo các Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; giảm nghèo; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; y tế; dân số và kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm; văn hóa, giáo dục, đào tạo; phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm; phòng, chống HIV/AIDS; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường... NSNN cấp thành phố hỗ trợ trực tiếp cho các xã XDNTM chủ yếu qua các chương trình khuyến nông, khuyến công; hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn, đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực; xử lý chất thải, vệ sinh môi trường và các công trình hạ tầng thiết yếu, như đường giao thông trục chính đến trung tâm xã; kiên cố hóa trường lớp học và trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trụ sở xã, nhà văn hóa, trung tâm thể thao của xã; hỗ trợ các dự án, chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp về chăn nuôi, trồng trọt; chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi; công trình đê, kè; kênh, mương thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. NSNN cấp huyện bố trí vốn đối ứng thực hiện các dự án về đường giao thông liên xã, liên thôn; hạ tầng cơ sở (ngoài hàng rào) làng nghề; cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khu sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) tập trung xa khu dân cư; xây dựng nhà văn hóa, trung tâm thể thao xã; trung tâm giáo dục cộng đồng xã; công trình phụ trợ các trường học do huyện, thị xã quản lý; dự án xử lý chất thải; công trình phúc lợi, công viên, cây xanh; chiếu sáng công cộng; thoát nước thải khu dân cư; nghĩa trang liệt sĩ (theo phân cấp của thành phố); hỗ trợ xã thực hiện các dự án đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao thôn; hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất và dịch vụ và bố trí vốn cho dự án không nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia được thể hiện trong đề án của xã được duyệt. NSNN cấp xã bảo đảm vốn đối ứng cho các dự án đường giao thông nông thôn đào đắp kênh mương, công trình thủy lợi; cầu, cống và nghĩa trang nhân dân (theo phân cấp của thành phố) và hỗ trợ các chương trình, dự án, nhiệm vụ khác trong đề án của xã.
     Thành phố Hà Nội cũng tích cực khai thác vốn đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện hoặc vay tín dụng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong đó, vốn của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được khuyến khích tham gia đầu tư các công trình, dự án có khả năng thu hồi vốn, như nhà văn hóa, công trình thể thao; khu du lịch sinh thái; công viên, khu vui chơi giải trí; dự án, công trình điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt; trạm bưu điện xã; chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ; công trình cấp nước sạch theo quy hoạch cấp nước khu vực nông thôn; các cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp; sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã; sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả, hoa và cây cảnh có giá trị cao; dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung (xa khu dân cư); đào tạo nghề, giải quyết việc làm; khôi phục và phát triển nghề truyền thống với khẩu hiệu "Mỗi làng nghề một sản phẩm hàng hóa"; chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất; xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa; phát triển thị trường; dịch vụ tư vấn; áp dụng khoa học công nghệ; phát triển sản xuất và dịch vụ; đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình vệ sinh môi trường; chỉnh trang đất vườn, trang trại, trường học, cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập... ngoài ra, các khoản vốn đóng góp tự nguyện của nhân dân được sử dụng xây dựng đường làng, ngõ, xóm; cải tạo, nâng cấp đường trục thôn; cầu, cống và hệ thống rãnh thoát nước trong khu dân cư; xây dựng đường giao thông (trục chính) nội đồng, đường nội đồng; đào đắp bờ vùng, bờ thửa, kênh mương (tưới, tiêu) nội đồng; các công trình thủy lợi; cầu, cống, phai đập; tham gia phá dỡ công trình cũ, san lấp giải phóng mặt bằng...

          Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư:
     Vốn chi XDNTM được thành phố chủ động cân đối theo ba chương trình, chín đề án và chín dự án, nhiệm vụ trọng tâm thuộc các lĩnh vực ưu tiên, tuân thủ cơ cấu ngành, lĩnh vực và danh mục dự án, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thành phố, như: Sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; phát triển một số loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh giá trị kinh tế cao; sản xuất và tiêu thụ rau, chè an toàn; nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư... Thành phố cũng coi trọng việc phối hợp các cấp, ngành trong thẩm định các dự án, đề xuất cơ chế tài chính và phân bổ vốn thực hiện đề án XDNTM; kịp thời hướng dẫn, xử lý vướng mắc, khó khăn trong công tác giải ngân thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các công trình, dự án và quyết toán đề án của xã; rà soát, điều chỉnh bổ sung nội dung đề án các xã điểm trình UBND thành phố phê duyệt để phù hợp với thực tiễn của địa phương.
      Trong ba năm qua, ngân sách các huyện, thị xã và xã đã chủ động bố trí khoảng 5.407 tỷ đồng cho các dự án XDNTM của xã. Nguồn vốn xã hội hóa cho XDNTM cũng được tăng cường, với tổng kinh phí các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã ủng hộ XDNTM trong ba năm qua là 936,354 tỷ đồng, trong đó: Vốn đóng góp của nhân dân bằng ngày công lao động trực tiếp, hiến đất làm đường giao thông quy giá trị khoảng 340,761 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp đóng góp bằng tiền mặt, hiện vật và các công trình phúc lợi công cộng là 160,048 tỷ đồng. Vốn thực hiện xã hội hóa qua các chương trình, dự án là 435,545 tỷ đồng. Đến hết tháng 6-2013, có 236/401 xã đạt và cơ bản đạt 10-19 tiêu chí XDNTM; 91 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 133 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí. Dự kiến đến hết năm 2013, có 62 xã đạt tiêu chí NTM. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn ngày càng cải thiện. Hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với năng suất và giá trị thu nhập cao nhờ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. 100% giống lúa được cấp I hóa; 100% diện tích ngô được gieo trồng bằng giống lai; 75% là lợn ngoại và lợn hướng nạc; 70% số đàn bò lai sin... Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng chuẩn hóa, với 100% số xã có điện lưới quốc gia, xóa phòng học tạm, phòng học và nhà dột nát nông thôn và có đường ô-tô đến trụ sở xã; 98,8% số xã, phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế; 98% xã, thôn được thu gom rác thải; hơn 86% số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 42% số lao động nông nghiệp qua đào tạo hơn 95% số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối in-tơ-nét; 70% số hộ có điện thoại; Nhiều công trình nhà văn hóa, sân vận động thể thao được đầu tư xây dựng khang trang... từng bước góp phần nâng cao chất lượng sống thực tế của người dân Thủ đô theo yêu cầu phát triển bền vững...

Nguồn: "Báo NDĐT", 20/12/2013


Send Print  Back
The news brought
Việt Nam tham gia dự án khu vực do FAO tài trợ 12/23/2013
Tuyên dương 51 nông dân trồng điều giỏi 12/23/2013
Bình Thuận: Thanh long khẳng định vị trí chủ lực 12/20/2013
Đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp 12/20/2013
Ưu tiên xây dựng cánh đồng lớn tại các xã nông thôn mới 12/18/2013
Giấy gói sản phẩm có thể ăn được 12/18/2013
Xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn 12/18/2013
Ấn tượng hội chợ nông nghiệp công nghệ cao 12/16/2013
Hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp 12/14/2013
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm 12/9/2013
Hủy báo cáo sai lệch về bắp biến đổi gen 12/5/2013
Hội thảo Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp 11/30/2013
Chế tạo thành công chế phẩm bảo quản nhiều loại hoa quả 11/29/2013
Phát triển ngành công nghiệp sữa: Cần nhiều hơn các ứng dụng công nghệ cao 11/29/2013
Ngành nông nghiệp xuất siêu hơn tám tỷ USD 11/27/2013













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123549875 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn