Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hướng đi bằng năng lực nội sinh 2:10 PM,11/7/2013

Hiện tại Khu Công nghệ cao Tp. HCM (SHTP), các dự án chuyên về nghiên cứu phát triển công nghệ cao từ các đơn vị KH-CN chiếm tỷ trọng lớn với vốn đầu tư khá cao, như Microchip, Viện Công nghệ cao Hutech, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu đại học FPT… Đây cũng là chuyển biến đầu tư tích cực với mục tiêu đi vào sáng tạo công nghệ bằng năng lực nội sinh, một bước đi hết sức quan trọng trong làm chủ công nghệ cũng như tăng giá trị gia tăng.
       
- Từ năm 2012, Ban Quản lý SHTP ưu tiên thu hút các dự án nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực trình độ cao nên đã tạo một bước ngoặt về chất lượng dự án đầu tư vào SHTP. Có thể kể đến dự án Sanofi với trung tâm nghiên cứu phát triển R&D, dự án Nghiên cứu công nghệ mới và đào tạo nhân lực trình độ cao của FPT và các dự án về R&C công nghệ cao đang chuẩn bị tiếp tục được xem xét cấp phép. Nếu lấy tiêu chí cơ cấu, tỷ lệ trình độ nhân lực của các dự án để đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất, nghiên cứu công nghệ mới thì chúng ta thấy rõ chuyển biến về chất: vào năm 2010, tỷ lệ lao động trình độ cao (đại học, sau đại học) trong tổng số lao động chỉ đạt trên 10%, thì đến năm 2013, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại SHTP đã đạt đến 30%. Như vậy có thể nói SHTP đang dẫn đầu về nhân lực công nghệ và còn có sự gia tăng nhanh về sản lượng sản phẩm công nghệ cao theo thống kê hàng năm. Như năm 2010 sản lượng xuất khẩu đạt nửa tỷ USD, qua năm 2011 là 1 tỷ USD, 2012 đạt trên 2 tỷ USD và dự kiến năm 2013 sẽ trên 3 tỷ USD.

     -  Dự án sản xuất bóng nong mạch vành và stent phủ thuốc công nghệ nano của United Healthcare và dự án chế tạo linh kiện bán dẫn của Công ty UVP đều là dự án với quy mô nhỏ, khoảng trên dưới 10 triệu USD, nhưng về bản chất các dự án này đều là dự án mục tiêu của khu công nghệ cao, nghĩa là dự án tăng cường, nâng cao tiềm lực nội sinh về KH-CN của Việt Nam. Cũng như dự án của Công ty Nanogen về dược phẩm đang phát triển rất tốt, các dự án công nghệ mới, công nghệ cao của doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu từ đầu tư khiêm tốn nhưng tăng nhanh về doanh số do giá trị gia tăng rất cao và có ngay thị trường trong nước thay thế hàng ngoại nhập phục vụ công nghiệp và đời sống, đồng thời cơ hội xuất khẩu khá sáng sủa do giá thành rẻ, chất lượng không thua kém sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài.

      - Lô sản phẩm chíp FRED của UPV được chế tạo thành công tại SHTP và lô hàng đầu tiên được xuất đi Trung Quốc là sự kiện khẳng định sản phẩm bán dẫn đầu tiên sản xuất trong nước xuất khẩu thành công. Chính kết quả này đã thêm động lực cho các doanh nghiệp tại đây tăng cường nghiên cứu triển khai sản phẩm công nghệ cao và có kế hoạch mở rộng đầu tư cho sản phẩm mới. Cũng cần nói thêm, các thuốc trị bệnh viêm gan, ung thư từ công nghệ mới sản xuất tại SHTP không chỉ có mặt ở các bệnh viện trong nước mà đã xuất qua Trung Đông, các nước châu Phi, châu Âu; hay các sản phẩm phần mềm “made in SHTP” của FPT đã có khách hàng tại Singapore, Nhật… Chính vì thế Ban Quản lý SHTP tin tưởng các chính sách ưu đãi sản xuất, nghiên cứu công nghệ cao của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung đã bắt đầu có các kết quả cụ thể.

Trong lĩnh vực vi mạch, chế tạo thành công chip cảm biến áp suất bằng công nghệ MEMS hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC- Đại học Quốc Gia TPHCM) với ứng dụng đa dạng trong công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng an ninh cũng là một trong những kết quả của SHTP trong đi tìm giá trị gia tăng. Điều này thể hiện hướng đi vào các sản phẩm phục vụ đời sống cũng như thị trường chíp thiết kế đơn giản, chế tạo ít phức tạp, ít tốn kém hơn… là hướng đi riêng chứ việc chế tạo chip để cạnh tranh với các tập đoàn lớn như Intel, Samsung, TSMC là chuyện không tưởng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Qua đây có thể khẳng định hợp tác Đại học - Công nghiệp công nghệ cao đã diễn ra đúng hướng và ngày càng có hiệu quả tại SHTP.


Nguồn: "SGGP online", 6/11/2013
Send Print  Back
The news brought
Vietnam Airlines mua 40 động cơ tiết kiệm nhiên liệu cho đội tàu bay Boeing 787 10/30/2013
15 hãng xe tham gia triển lãm ô tô Việt Nam 2013 10/28/2013
Sản xuất thành công chiếc tàu cao tốc 2 thân đầu tiên 9/19/2013
Hệ thống thiết bị sản xuất bê-tông dự lạnh 7/8/2013
Chế tạo thành công tàu thủy chở nhựa đường 7/8/2013
TPHCM: Sử dụng máy cắt lục bình trên kênh rạch 7/5/2013
Hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực cơ khí và vật liệu 6/6/2013
Máy bay không người lái do Việt Nam chế tạo: bay thử nghiệm đã ghi lại toàn bộ hiện trạng diện tích rừng, tài nguyên nước tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. 5/20/2013
Việt Nam thử nghiệm thành công máy bay không người lái 5/6/2013
Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô 3/5/2013
Công ty CP Lilama 45-1: chuyển hướng tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu thiết bị ra nước ngoài. 2/4/2013
Chương trình KC.03/11-15 sơ kết công tác triển khai các đề tài/dự án và định hướng công tác đến năm 2015 1/5/2013
Khởi công xây dựng Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh 12/3/2012
Hạ thủy tàu tuần tra biển đa năng 10/24/2012
Hải Phòng: Hội thảo "Ứng dụng tự động hóa trong lĩnh vực cơ khí chế tạo" 10/15/2012













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123573853 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn