Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người đặt nền móng cho ngành nghiên cứu vũ trụ của Việt Nam 1:52 PM,10/11/2013

Năm 1976 khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Phó thủ tướng phụ trách khoa học, công nghệ (KHCN), GS - Viện sĩ. Nguyễn Văn Hiệu có điều kiện làm việc khá thường xuyên với Đại tướng. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nhận xét: Cái gì trong thẩm quyền của bác là bác quyết ngay, cái gì không phải thẩm quyền thì bác trao đổi rất nhanh với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rồi gọi điện ngay cho bác Trần Đại Nghĩa. Đấy là ấn tượng sâu sắc nhất của ông đối với một con người lãnh đạo khoa học công nghệ...
      Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu rất hạnh phúc khi được Đại tướng giao một công việc rất khó khăn vào năm 1978 khi mà Chính phủ ta và Liên Xô thỏa thuận tổ chức chuyến bay vũ trụ Liên Xô - Việt Nam, mời phi công Việt Nam bay vào vũ trụ.
       Đây là sự kiện rất lớn. Chính phủ lập ra Ban chỉ đạo chuyến bay vũ trụ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó là Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Trưởng ban chỉ đạo. Có hai phó ban do Đại tướng chỉ định. Một người là thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm chịu trách nhiệm tuyển chọn phi công vũ trụ và tổ chức huấn luyện. Nhưng chuyến bay không đơn thuần là đưa phi công lên điều khiển tàu. Lên vũ trụ là phải nghiên cứu khoa học, làm các thí nghiệm khoa học.
       Lúc đó, bác chỉ định ông làm Phó trưởng ban chỉ đạo phụ trách chương trình khoa học. Lúc biết tin đó, ông giật mình vì đúng ra lúc ấy bác Trần Đại Nghĩa là Chủ tịch ủy ban nghiên cứu vũ trụ VN, tôi là một trong ba phó chủ tịch. 
       Sau khi nhận được quyết định của thủ tướng gửi về, ông nhận được điện thoại của thư ký mời đến phòng làm việc của bác ở 30 Hoàng Diệu.    
      "Hóa ra bác đã trao đổi với bác Nghĩa rồi, bác giao cho bác Nghĩa rồi trước sau bác Nghĩa cũng giao lại cho tôi thì chi bằng bác giao thẳng cho tôi thì trách nhiệm rõ ràng hơn". Khi gặp bác Giáp xong, ông về trao đổi với bác Nghĩa thì bác Nghĩa nói: "Đúng rồi, tôi đã trao đổi với anh Văn, nhất trí với anh Văn cử anh làm Phó ban chỉ đạo".
      Khi đến gặp bác Giáp, bác bảo: Khó lắm đấy, cố lên nhé. Đây không phải là chuyến bay thông thường mà đây là cơ hội để chúng ta xây dựng chương trình quốc gia sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình, phát triển một lĩnh vực KHCN cao nhất của thời đại với sự giúp đỡ của Liên Xô.
     Bác nói về ý nghĩa của chuyến bay như vậy chứ không chỉ đưa phi công lên tàu vũ trụ không thôi. Mà cái chính là qua chuyến bay này mình tham gia nghiên cứu khoa học. Bác nói trong thời gian tới tập trung vào chương trình khoa học của chuyến bay thật phong phú.
     Sau khi chuyến bay kết thúc phải có cái gì đó để tiếp tục được và phải coi những chuyến bay này là mở đầu cho chương trình nghiên cứu không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình ở Việt Nam. 
     Ông trả lời: “Dạ, khó lắm ạ. Chưa bao giờ tôi dám nghĩ, dám mơ đến chuyện này cả”. Bác bảo: “Cứ về thử làm đi, khó cũng phải làm. Chắc chắn các anh sẽ đòi hỏi chính phủ rất nhiều. Nếu các nhà khoa học cần gì hãy viết thư riêng cho tôi. Nếu tôi có đủ thẩm quyền sẽ giải quyết ngay cho anh”. Đại tướng hứa với ông như vậy. Ông về vừa mừng vừa lo.
     Việc đầu tiên là ông mời tất cả viện trưởng viện chuyên ngành của các cơ quan khoa học VN, thông báo ý tưởng của bác Giáp. Ý tưởng này không có trong quyết định của Chính phủ, quyết định chỉ nói đến chuyện bổ nhiệm những người này người kia vào Ban chỉ đạo chuyến bay thôi.
     Ý tưởng coi đây là khởi đầu của chương trình khoa học lớn bác Giáp chỉ nói miệng thôi. Khi ông phổ biến thì các nhà khoa học rất phấn khởi. Lúc đó, chúng tôi cũng biết Viện Khoa học VN không thể tự mình làm được mà phải mời các cơ quan nghiên cứu bên ngoài cùng tham gia.
   
Những thí nghiệm “lặt vặt” :
        Sau 2-3 tháng làm rất khẩn trương, lên được chương trình khá hoành tráng. Lúc đó Viện Vật lý đang nghiên cứu nuôi đơn tinh thể bán dẫn để phát triển công nghiệp điện tử.
        Trong quá trình nuôi đơn tinh thể thì phải tính đến sức hút của Trái đất vào phân tử và nguyên tử. Mọi người nghĩ ngay đến việc muốn hiểu rõ vai trò của trọng lực thì phải làm thí nghiệm trên mặt đất và trên tàu vũ trụ trong điều kiện không trọng lượng. Khi so sánh hai kết quả sẽ làm rõ được chuyện có trọng lượng ảnh hưởng đến quá trình nuôi đơn tinh thể như thế nào. Viện Sinh vật đề xuất ý tưởng nuôi bèo hoa dâu và khoai lang trong tàu vũ trụ để sản xuất thực phẩm hằng ngày cho phi công.
        Học viện quân y chuyên chăm lo sức khỏe cho phi công có nước uống tăng thể lực được chiết xuất từ cây đinh lăng. Đề nghị đưa nước uống này thử nghiệm cho người đi du hành vũ trụ. Đấy là đề xuất của phía Việt Nam nhưng đang nhỏ nhoi lắm. Tôi báo cáo với bác Nghĩa mấy thí nghiệm lặt vặt, chưa chắc Liên Xô đã chấp nhận. Bác Nghĩa quyết định cử tôi sang Liên Xô đề nghị các nhà khoa học góp ý xem nên làm gì cho ra tấm ra món. 
       Ba ngày sau Văn phòng Chính phủ có giấy đồng ý cử người đi. Ông  sang Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô, trình bày đề xuất của phía VN. Họ nói hay lắm, chấp nhận hết. Nhưng cũng đồng ý đó là những kế hoạch lặt vặt. Các nhà khoa học cho một gợi ý rất lớn, gợi ý làm thí nghiệm quan sát tài nguyên thiên nhiên VN từ vũ trụ. Đối với tất cả chúng tôi đều mới hết.
     Nội dung chương trình là trên tàu vũ trụ đặt máy chụp ảnh đa phổ. Để máy trên tàu vũ trụ, khi qua lãnh thổ VN thì phi công bấm máy. Ảnh đó nếu xử lý tốt từ vũ trụ sẽ thấy đất đai, rừng biển, cánh đồng, nước lũ, sự khô hạn. Bây giờ gọi là viễn thám. Nhưng ảnh đa phổ chỉ thấy vùng có màu sắc khác nhau, còn phản ảnh gì ở dưới thì chưa thể giải thích.
     Họ gợi ý làm nghiên cứu công phu làm nghiên cứu ba tầng: phi công từ vũ trụ chụp ảnh, máy bay ở tầng thứ hai chụp, các nhà khoa học dàn quân dưới mặt đất. Như vậy phải có khảo sát ba tầng để biết điểm trên ảnh thì ở dưới đất là gì.
     Cũng may có tầm ảnh hưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông mới thương lượng được để mượn máy bay quân sự. Một thí nghiệm thành công, cần phải sử dụng đến hàng trăm nhà khoa học.

      Người đặt nền móng: 
          Ông báo cáo với bác Nghĩa viết thành đề án mang lên trình bác Văn. Thứ nhất về việc nuôi đơn tinh thể, tuy mình có ý tưởng nhưng cơ sở vật chất và trình độ chưa đủ để làm những thí nghiệm đó. Đại tướng quyết định cử đoàn cán bộ VN sang Liên Xô làm hàng năm trời để bảo đảm đúng tiêu chuẩn quốc tế. Có hai nhóm Việt Nam một sang Liên Xô, một sang Đức.
         Nhưng việc huy động phi công rồi Cục Đo đạc bản đồ quân sự hết sức tốn kém. Chúng tôi làm kế hoạch đưa lên thì Đại tướng quyết hết, không bớt một chút nào cả. Chúng tôi bắt tay vào làm ngay, chuẩn bị trong vòng một năm. Tất cả tập trung về Trung tâm huấn luyện phi công vũ trụ ở TP Ngôi sao tại Liên Xô. Gần xong rồi, có tin Đại tướng đến thăm. Đại tướng không chờ chúng tôi về báo cáo mà đích thân đại tướng bay sang Liên Xô đến tận nơi kiểm tra chất lượng chuyến bay như thế nào.
      
Người đặt nền móng cho ngành KHCN vũ trụ của Việt Nam chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tất nhiên bác không phải nhà khoa học nhưng bác tạo điều kiện cho các nhà khoa học làm việc và dưới sự điều hành của bác thì khoa học này ra đời nhanh chóng, chỉ trong vòng hai năm.
     Công việc nuôi đơn tinh thể trong vũ trụ được hai nhóm chuyên gia rất giỏi thực hiện. Đồng thời xây dựng cho Viện Vật lý một mối quan hệ với một viện nghiên cứu của Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức đến khi Liên Xô và khối XHCN tan rã. Trong hai năm trình độ nuôi đơn tinh thể mới ở mức thô thiển, nhảy một bước đạt trình độ quốc tế. Thành công lớn nhất của chuyến bay là đào tạo được đội ngũ cán bộ nuôi đơn tinh thể.
      Qua thí nghiệm viễn thám, chúng ta có thể biết được các khu vực, địa hình của VN qua ảnh chụp từ tàu vũ trụ. Sau này chuyến bay kết thúc, Liên Xô vẫn gửi ảnh chụp cho Việt Nam. Chính từ năm 1980 bắt đầu hình thành hướng nghiên cứu viễn thám.
     Ngay sau đó, bác Trần Đại Nghĩa quyết định thành lập Trung tâm không gian, nay gọi là Trung tâm viễn thám.
Có thể nói mong ước của bác Giáp bắt đầu chương trình sử dụng không gian vì mục đích hòa bình đã thực hiện được. Việc phát triển kỹ thuật viễn thám cho đến tận ngày hôm nay ứng dụng khá rộng rãi ở VN. Chính như vậy, bác chính là cha đẻ của ngành khoa học công nghệ vũ trụ của Việt Nam.

Nguồn: "TTO", 10/10/2013

Send Print  Back
The news brought
Nobel Vật lý 2013 cho khám phá hạt cơ bản 10/9/2013
Giải Nobel Y học về tay người Mỹ và Đức 10/8/2013
Hội chợ Công nghiệp - thương mại khu vực miền Trung - Tây Nguyên 10/7/2013
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị Thủ đô 2013 9/27/2013
Khai mạc Tuần lễ Truyền thông Khoa học và Công nghệ năm 2013 9/27/2013
Nồng độ bụi ở Việt Nam vượt ngưỡng từ hai đến bốn lần 9/24/2013
Biến đổi khí hậu thách thức ngành nông nghiệp Việt Nam 9/21/2013
Công bố “Sách trắng” về công nghệ thông tin - truyền thông 2013 9/18/2013
Hội nghị Hợp tác công nhận Phòng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương 2013 9/13/2013
Bộ trưởng Nguyễn Quân thăm và làm việc với UBND tỉnh Long An 9/6/2013
4 cuộc triển lãm ngành công nghiệp hỗ trợ 9/5/2013
200 doanh nghiệp nhận giải thưởng Sao vàng đất Việt 9/5/2013
Bộ trưởng Nguyễn Quân tiếp Tân Đại sứ Hàn Quốc 8/23/2013
Sở KH-CN Tp. HCM: Giao quyền tự trích lập quỹ KH-CN cho doanh nghiệp 8/23/2013
Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 của ARBS 8/23/2013













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 124158203 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn