Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vật liệu vữa Polime vô cơ mới từ phế thải công nghiệp 10:44 AM,10/3/2013
- Tên sản phẩm sáng chế: Vật liệu vữa Polime vô cơ mới từ phế thải công nghiệp
- Người sáng chế: Nhóm sinh viên: Nguyễn Quang Dũng, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Tuấn Đạo, Vũ Hoài Sơn
- Địa chỉ: Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội
- Mô tả công nghệ, thiết bị:             
Hàng năm ở nước ta có hàng chục triệu chất thải công nghiệp như: tro bay của nhà máy nhiệt điện, xỉ lò cao của nhà máy luyện gang thép, bùn đỏ của ngành sản xuất bôxít, tro trấu của ngành nông nghiệp,… Việc tận dụng chất thải này là vấn đề cấp bách ở Việt Nam để bảo vệ môi trường sống. Nhóm sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, trên cơ sở những nghiên cứu nền tảng của thế giới, đã tiến hành ứng dụng để sản xuất các mẫu vữa sử dụng chất kết dính Polyme vô cơ với thành phần chủ yếu là các vật liệu khoáng giàu silíc và nhôm, như tro bay nhiệt điện đã qua sơ tuyển, cát vàng, ngoài ra có phụ gia gồm hỗn hợp dung dịch kiềm là xút (NaOH) và thuỷ tinh lỏng (K2SiO3) được trộn với tỷ lệ thành phần hợp lý; sau đó sản phẩm được tiến hành kiểm tra chất lượng theo các Tiêu chuẩn hiện hành.             
Quá trình nhào trộn được thực hiện bằng máy trộn vữa Holbat Mixer (Hâu -bát -mích -xơ). Các hỗn hợp đối chứng sử dụng xi măng PCB30 và PCB40 được nhào trộn theo tiêu chuẩn. Việc nhào trộn các hỗn hợp có sử dụng chất kết dính Polimer (Polime) cũng được tiến hành tương tự, nhưng thời gian trộn kéo dài hơn.
Bước 1: Cát và tro bay được trộn khô trong vòng 2 phút.              
- Sau đó, dung dịch kiềm hoạt hóa gồm xút và thủy tinh lỏng được rót vào và trộn tiếp trong vòng 5 phút để đạt được hỗn hợp đồng nhất.             
- Hỗn hợp sau khi nhào trộn được đúc mẫu theo  hình dầm kích thước 40x40x160 mm. mẫu sẽ được đầm chặt bằng bàn rung trong khoảng 2 phút x 40.
- Sau đó, mẫu tiếp tục được đưa để bảo quản ở nhiệt độ 60 độ C. Và cuối cùng là khâu thử nghiệm, nung mẫu đến 1000 độ C và tiến hành nén để thử độ bền cơ học.             
Đánh giá về giá trị của đề tài, Ban tổ chức cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2011 đã trao giải nhất cho nhóm tác giả về nghiên cứu này. Những thử nghiệm thành công ban đầu đã chứng minh cho nguồn vật liệu mới đầy tiềm năng có thể sản xuất và ứng dụng trong xây dựng. Vấn đề còn lại là triển khai ở quy mô lớn hơn, để đưa vào thực tiễn và dần thay thế chất kết dính truyền thống là xi măng pooclăng trong quá trình thi công xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường.
- Lĩnh vực áp dụng: Xây dựng, vật liệu.


Vật liệu vữa Polime vô cơ

NASATI (Theo sangtaovietnam.vn,01/10/2013)


Send Print  Back
The news brought
Máy bơm cấu trúc hỗn hợp 10/3/2013
Máy đo kinh lạc 9/18/2013
Máy sàng vải đa năng 9/18/2013
Chế phẩm sinh học Biof 9/18/2013
Hệ thống phun than tự động 9/18/2013
Thiết bị cảnh báo rò rỉ Gas 9/18/2013
Tranh kính nghệ thuật 9/10/2013
Than sinh học dùng cho phân bón 9/10/2013
Công nghệ uốn gỗ tự nhiên 9/10/2013
Rôbốt nhặt rác và làm vệ sinh môi trường 9/10/2013
Máy thu trực canh 9/10/2013
Hệ thống khí y tế trung tâm 9/5/2013
Nghiên cứu, sử dụng các hợp chất chiết xuất từ thực vật làm hạn chế quá trình xâm hại của côn trùng, bảo quản nông sản sau thu hoạch 9/5/2013
Thiết bị tiết kiệm điện cho đèn huỳnh quang 8/29/2013
Công nghệ nhận dạng biển số xe STM01 8/29/2013













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123569385 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn