Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chế phẩm vi sinh AT xử lý rơm, rạ 7:29 AM,8/27/2013

Những năm gần đây, người dân các địa phương thường xử lý rơm, rạ bằng cách gom lại thành đống lớn rồi đưa chế phẩm vi sinh vào xử lý.  Hiện nay, một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Hải Dương và Yên Bái là những địa phương đi đầu trong việc xử lý rơm, rạ bằng phương pháp mới ngay tại đồng ruộng.

     Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc được ghi nhận là địa phương đầu tiên khu vực phía Bắc đang áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật để xử lý rơm rạ kiểu mới bằng phân hữu cơ sinh học AT Bio-decomposer (AT). Các tỉnh Yên Bái, Hải Dương cũng đã khảo sát cách làm của Vĩnh Phúc và đang triển khai mỗi tỉnh khoảng vài chục ha. Ðây là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước: "Nghiên cứu sản xuất thử chế phẩm vi sinh AT xử lý nhanh rơm, rạ tại đồng ruộng" do Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện. Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Lê Huy Hàm cho biết: Ðây là sản phẩm sinh học bao gồm một tập hợp vi sinh vật có ích đã được chọn lọc thử nghiệm hoạt tính. Các vi sinh vật có trong AT gồm các chủng vi sinh tạo ra những enzyme, giúp phân giải nhanh các chất hữu cơ khó hấp thụ thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng, rút ngắn thời gian ủ và giảm ô nhiễm môi trường. 
     Từ vụ mùa 2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) thông báo triển khai thí điểm 100 ha tại một số xã.  Từ khi xử lý rơm, rạ kiểu mới ngay tại đồng ruộng năng suất lúa so sánh tăng lên hơn 15%. Quy trình xử lý rơm, rạ kiểu mới rất đơn giản và hiệu quả. Sau khi người dân thu hoạch lúa thì đưa cơ giới hóa vào dập lồng để rơm, rạ nằm dưới mặt nước, trong lòng đất. Tiếp đó sẽ phun chế phẩm lên trên diện tích rơm, rạ đã được dập lồng, ủ khoảng hơn mười ngày là có thể cấy vụ mới được. Tại cánh đồng của thôn Tiên Hương (thị trấn Hương Canh),  xử lý rơm, rạ kiểu mới có giá rẻ, nhanh, tiện, không độc hại và rất hiệu quả. Trừ chi phí cày bừa, một ha sử dụng chế phẩm mới chỉ mất khoảng 450 nghìn đồng. Chế phẩm này khi đưa vào xử lý đã giảm ô nhiễm, sâu bệnh, tăng độ phân hủy, nên người dân chúng tôi gieo cấy kịp thời hơn. So với trước, năng suất lúa của gia đình tôi hai vụ gần đây đều tăng gần 20%. 
      Công ty TNHH MTV Sinh học Nông nghiệp Văn Giang (Viện Di truyền nông nghiệp) là đơn vị đã nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học AT để xử lý rơm, rạ ngay tại đồng ruộng. Năm đầu tiên ở huyện Bình Xuyên thực hiện được 100 ha thí điểm, thì năm 2013 số diện tích tăng lên gần một nghìn ha, dự báo những vụ sau sẽ tăng lên nhiều lần.
     Theo thống kê, nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp, mỗi năm cả nước gieo trồng khoảng 7,5 triệu ha lúa, 1,1 triệu ha ngô, 498 nghìn ha sắn, 210 nghìn ha lạc, 173 nghìn ha đậu tương, 269 nghìn ha mía, 150,8 nghìn ha khoai lang. Ðáng chú ý, mới có khoảng 10% số phụ phẩm trồng trọt được sử dụng làm chất đốt tại chỗ như ở lò gạch, nấu nướng hộ gia đình nông thôn, 5% làm nhiên liệu công nghiệp (trấu, bã mía) để sản xuất nhiệt cục bộ trong lò hơi, hệ thống sấy, 3% làm thức ăn gia súc, làm hương liệu, phân bón cho đất... Còn lại hơn 80% phế phụ phẩm trồng trọt chưa được sử dụng, bị đốt hoặc thải trực tiếp ra đồng ruộng, kênh mương... gây ô nhiễm môi trường. Viện Di truyền Nông nghiệp cùng Cục Trồng trọt, Viện Môi trường Nông nghiệp nghiên cứu và cho thấy, lượng chất thải từ lúa chiếm tới 50% chất khô, nghĩa là cứ sản xuất ra một tấn thóc thì lượng phế phụ phẩm từ lúa cũng tương đương là một tấn. Với diện tích trồng trọt hiện tại, lượng phế phụ phẩm từ trồng trọt của nông nghiệp thải ra khoảng gần 100 triệu tấn mỗi năm. Như vậy, có thể thấy rằng, khả năng phát sinh phế phụ phẩm từ trồng trọt nói chung và rơm, rạ nói riêng là rất lớn do quá trình phân hủy, sử dụng sai mục đích. Vì vậy, việc xử lý phế phụ phẩm từ trồng trọt ngay tại đồng ruộng bằng các chế phẩm sinh học giúp người nông dân vừa tiết kiệm chi phí, sức lao động, vừa giảm ô nhiễm môi trường, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, rất cần được nhân rộng ở nhiều địa phương trong cả nước.

Nguồn: "Báo NDĐT", 3/8/2013



Send Print  Back
The news brought
Hiện trạng cơ giới hóa sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL 8/25/2013
Tưới phun mưa bằng năng lượng mặt trời 8/20/2013
Mô hình liên kết phát triển chăn nuôi ở Hà Nam 8/8/2013
Phổ biến thông tin công nghệ sản xuất nông sản an toàn cho bà con nông dân xã Đặng Xá 8/1/2013
Tăng lượng mủ cao su nhờ công nghệ khí 7/24/2013
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất ở Sóc Sơn: Định hình cách làm sáng tạo 7/8/2013
Khởi công công trình xử lý chất thải chăn nuôi theo cơ chế phát triển sạch 7/6/2013
Chủ động nguyên liệu cho sản xuất phân bón, hóa chất 6/28/2013
Lần đầu tiên TPHCM tổ chức Hội chợ giống cây con 6/28/2013
Phổ biến thông tin công nghệ sản xuất nông sản an toàn và phương thức xây dựng, phát triển thương hiệu cho bà con nông dân 6/26/2013
Làm chủ công nghệ sản xuất phân compost tự động 5/17/2013
Sầu riêng VietGAP cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng/ha 5/6/2013
Đề nghị hỗ trợ thêm vốn các xã điểm nông thôn mới 4/2/2013
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu 3 giống lạc mới 3/25/2013
Nông nghiệp địa phương “khát” đề tài ứng dụng 3/6/2013













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123556550 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn