Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tàu thăm dò sao Kim duy nhất của nhân loại mất liên lạc 8:43 AM,7/12/2024

Viện Không gian và Khoa học Du hành vũ trụ (ISAS) của Nhật Bản mất liên lạc với tàu Akatsuki sau một hoạt động vào cuối tháng 4 do chế độ kiểm soát sự ổn định độ cao thấp bị kéo dài, Space hôm 30/5 đưa tin. Các chuyên gia đang nỗ lực thiết lập lại kết nối với con tàu.

Tàu vũ trụ sẽ cần duy trì được khả năng định hướng ổn định để hướng ăng-ten về phía Trái Đất và liên lạc. "Chúng tôi sẽ thông báo về các kế hoạch trong tương lai sau khi xác định rõ. Cảm ơn sự ủng hộ nồng nhiệt của các bạn", nhóm phụ trách Akatsuki viết trên mạng xã hội X.

Akatsuki, nghĩa là "bình minh" trong tiếng Nhật, có nhiệm vụ chính là nghiên cứu khí hậu sao Kim. Đây hiện là tàu vũ trụ duy nhất của thế giới đang hoạt động trên quỹ đạo quanh hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời. Con tàu trị giá 300 triệu USD, phóng lên không gian vào năm 2010. Khởi đầu nhiệm vụ không mấy thuận lợi khi con tàu không thể đi vào quỹ đạo quanh sao Kim do động cơ chính gặp trục trặc.

Tuy nhiên, nhóm phụ trách Akatsuki tìm được cơ hội thứ hai. Năm 2015, sau 5 năm quay quanh Mặt Trời, Akatsuki thành công tiến vào quỹ đạo sao Kim. Con tàu thực hiện nhiều công việc khoa học từ đó đến nay, trong đó có một số quan sát gây bất ngờ.

Akatsuki đã hoàn thành nhiệm vụ chính của mình. Con tàu bắt đầu giai đoạn hoạt động mở rộng vào năm 2018. Kể cả khi không thể được "cứu" lần này, con tàu cũng đã chứng minh khả năng giải quyết vấn đề của các kỹ sư tại Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và nâng cao hiểu biết của nhân loại về khí hậu và động lực khí quyển của sao Kim.

Kể cả khi Akatsuki dừng hoạt động, sao Kim cũng sẽ không thiếu "bạn đồng hành" lâu. Giới khoa học đặc biệt quan tâm đến lý do sao Kim hứng chịu hiệu ứng nhà kính dữ dội, trở thành hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời, và những dấu hiệu sinh học tiềm năng trong khí quyển. Các tàu vũ trụ mới từ NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Ấn Độ và một công ty tư nhân có thể sẽ bay tới sao Kim cuối thập kỷ này.

Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
Công ty Australia đông lạnh người đầu tiên để chờ hồi sinh 7/12/2024
Motor bay tốc độ 229 km/h 7/12/2024
Nhật Bản hé lộ vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới 7/11/2024
Công ty Trung Quốc xây dựng siêu mạng lưới 10.000 vệ tinh 7/11/2024
Robot Nhật Bản lập kỷ lục xoay rubik nhanh nhất thế giới 7/9/2024
Nhật Bản triển khai robot khổng lồ để bảo trì hệ thống đường sắt 7/8/2024
Ba lô chân nhện kéo phi hành gia đứng dậy trên Mặt Trăng 6/12/2024
Trung Quốc phóng vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX 6/10/2024
Robot bí mật trong nhiệm vụ Mặt Trăng của Trung Quốc 6/7/2024
Công nghệ tên lửa hạt nhân giúp bay thần tốc đến sao Hỏa 6/5/2024
Tiểu hành tinh quay nhanh kỷ lục đâm xuống Trái Đất 6/4/2024
Cánh buồm mặt trời giúp tàu vũ trụ bay không cần nhiên liệu 5/29/2024
Thành phố thông minh 10 tỷ USD của Toyota 5/27/2024
Tàu NASA cách 24 tỷ km liên lạc với Trái Đất sau 5 tháng 5/27/2024
"Ông trùm" ngành bia Nhật Bản mở bán chiếc thìa điện tử ngăn đột quỵ 5/23/2024













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123790817 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn