Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tiểu hành tinh quay nhanh kỷ lục đâm xuống Trái Đất 8:07 SA,04/06/2024

2024 BX1, tiểu hành tinh lao xuống Trái Đất hôm 21/1, quay nhanh hơn bất cứ vật thể gần Trái Đất nào từng ghi nhận.

Tiểu hành tinh 2024 BX1 biến thành quả cầu lửa và phát nổ trên bầu trời Berlin, Đức, hôm 21/1. Dù các tiểu hành tinh nhỏ va chạm với Trái Đất thường chỉ được phát hiện khi chúng tiến vào khí quyển, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện tiểu hành tinh này khoảng ba giờ trước khi xảy ra va chạm.

Đây không phải điều duy nhất khiến 2024 BX1 trở nên đặc biệt. Theo nghiên cứu mới xuất bản trên cơ sở dữ liệu arXiv, nó di chuyển với tốc độ 50.000 km/h và cứ 2,588 giây lại quay một lần. Đây là tốc độ quay nhanh chưa từng thấy ở một tiểu hành tinh gần Trái Đất, Live Science hôm 2/5 đưa tin.

Trước đó, kỷ lục này thuộc về 2020 HS7, cứ 2,99 giây lại quay một vòng. Tiểu hành tinh này có đường kính 4 - 8 m, lớn hơn một chút so với 2024 BX1. Đây có thể là lý do khiến nó quay chậm hơn 2024 BX1.

Có nhiều lý do khiến các tiểu hành tinh quay, ví dụ như bị đẩy trở lại không gian sau một vụ va chạm. Vì nhỏ gọn hơn, các tiểu hành tinh nhỏ có xu hướng quay nhanh hơn tiểu hành tinh lớn. "Chúng có sức mạnh nội sinh nên có thể quay nhanh hơn", tác giả chính Maxime Devogèle, nhà vật lý tại Đại học Central Florida, cho biết.

Devogèle cùng đồng nghiệp nghiên cứu tốc độ quay của 3 tiểu hành tinh, trong đó có 2024 BX1, với hình ảnh chụp được khi chúng tới gần Trái Đất. Hai tiểu hành tinh còn lại, 2023 CX1 và 2024 EF, được nghiên cứu dựa trên những chuyến tiếp cận Trái Đất ngày 13/2/2023 và 4/3/2024.

Nhóm chuyên gia phát triển kỹ thuật mới để xác định tốc độ quay chóng mặt của các tiểu hành tinh dựa vào hình ảnh. Phương pháp này bao gồm việc điều chỉnh kích thước khẩu độ - lỗ mà ánh sáng đi qua để tiến vào camera - sao cho cảnh nền đầy sao trông sắc nét và tiểu hành tinh lao qua trông giống một vệt sáng.

Nhờ thời gian phơi sáng dài, hình ảnh thu được cho thấy tiểu hành tinh 2024 BX1 đang lao qua nền trời đầy sao. Những thay đổi về độ sáng dọc theo đường bay thể hiện những lần tiểu hành tinh này quay và cho thấy nó có hình dạng thuôn dài. Nhóm nghiên cứu đo khoảng cách giữa các điểm sáng này và kết luận, thời gian quay của tiểu hành tinh là 2,588 giây, tương ứng 33.000 lần quay mỗi ngày.

Việc nắm được tốc độ quay của các tiểu hành tinh bay gần Trái Đất sẽ giúp giảm thiểu rủi ro mà chúng có thể gây ra cho con người và cơ sở hạ tầng.

Nguồn: vnexpress.net

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Cánh buồm mặt trời giúp tàu vũ trụ bay không cần nhiên liệu 29/05/2024
Thành phố thông minh 10 tỷ USD của Toyota 27/05/2024
Tàu NASA cách 24 tỷ km liên lạc với Trái Đất sau 5 tháng 27/05/2024
"Ông trùm" ngành bia Nhật Bản mở bán chiếc thìa điện tử ngăn đột quỵ 23/05/2024
Vượt mọi khó khăn, thực hiện thành công các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân 17/05/2024
Hội nghị analytica Vietnam 2024: "Những hợp chất gây ô nhiễm mới trong Dược phẩm, Thực phẩm và Môi trường 17/05/2024
Lễ chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5 và 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ 15/05/2024
Tham dự buổi lễ khai mạc Hội nghị khoa học và Triển lãm quốc tế lần thứ 7 về điều khiển và tự động hóa (VCCA 2024) 10/05/2024
Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính 10/05/2024
Ba chủ nhân giải VinFuture vào Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới 03/05/2024
Hội thảo “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực tiếp nhận của doanh nghiệp” 02/05/2024
Hội thảo Quế và tinh dầu quế 02/05/2024
Hơn 20 gian hàng giới thiệu sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 26/04/2024
Hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ 26/04/2024
Sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh cho người tiêu dùng và sản xuất 26/04/2024













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 123296401 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn