Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Bê tông làm từ phế thải tro bay và thủy tinh có thể truyền ánh sáng 4:27 PM,5/20/2024

Sản phẩm do nhóm Bê tông "xanh" của Trường Đại học Mỏ - Địa chất nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm. Điểm nổi bật của sản phẩm bê tông "xanh" là khả năng truyền sáng tốt, cường độ cao và hoàn toàn không sử dụng xi măng. Đây là loại bê tông chưa từng có trên thị trường Việt Nam, đặc biệt nguồn vật liệu dẫn sáng được sử dụng từ thủy tinh phế thải, thay thế cho loại cáp quang đắt tiền như các loại bê tông phát sáng hiện có trên thế giới.

Chia sẻ với VnExpress, TS Tăng Văn Lâm, 41 tuổi, đại diện nhóm nghiên cứu cho hay dự án triển khai từ đầu năm 2021 với mục tiêu giảm áp lực xử lý và sử dụng triệt để hơn các loại chất thải công nghiệp, đặc biệt là tro và xỉ của các nhà máy nhiệt điện và luyện kim. Qua đó giảm thiểu lượng xi măng và giảm được ảnh hưởng khí độc, khói bụi trong quá trình sản xuất xi măng. Nghiên cứu cũng giải quyết bài toán khan hiếm nguồn vật liệu xanh phục vụ quá trình xây dựng công trình.

Nhóm đưa ra công nghệ tái sử dụng các loại phế thải tro bay, xỉ đáy lò và bùn thải nhà máy lọc nước kết hợp với thủy tinh phế thải. Do tận dụng tối đa các loại phế thải rắn, đặc biệt việc sử dụng hạt kính phế thải với mục đích cho ánh sáng truyền qua giúp giá thành của sản phẩm rẻ hơn. Sản phẩm bê tông "xanh" dùng tro, xỉ, bùn thải thay thế hoàn toàn xi măng có các tính chất cơ học tốt với cường độ nén có thể đạt tới 60 MPa trên cơ sở các mẫu thí nghiệm hình lập phương cạnh 10 cm.


Sản phẩm chế tạo có dạng tấm mỏng, kích thước hình vuông, chữ nhật hay hình lục giác với chiều dày khoảng từ 10 mm đến 15 mm. Bề mặt bê tông được mài nhẵn, đánh bóng, quá trình này quan trọng do quyết định mức độ làm lộ hạt kính phế thải sử dụng trong bê tông. Chất lượng truyền sáng của sản phẩm cũng hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình này. Các hạt kính phế thải có tác dụng cho ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo truyền xuyên qua các tấm bê tông.


Theo TS Lâm, khó khăn trong nghiên cứu ở chỗ việc các hạt kính phế thải có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng do chúng rất sắc nhọn. Để khắc phục, nhóm sử dụng lớp thủy tinh lỏng quét lên trên bề mặt giúp sản phẩm có độ bóng đẹp và an toàn.


Bê tông xanh truyền sáng được đánh giá hữu ích khi dùng trong kết cấu trang trí trong công trình xây dựng, ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất và ngoại thất công trình, tạo ra hiệu ứng kiến trúc về màu sắc, ánh sáng độc đáo.


Tuy vậy, sản phẩm này còn một số nhược điểm như chưa thể tạo ra ánh sáng kết hợp với hoa văn. Thời gian tới, nhóm tiếp tục nghiên cứu phương pháp chế tạo mới, tạo ra sản phẩm có thể truyền sáng theo các hướng nhất định, tạo ra hiệu ứng ánh sáng được tốt hơn.


Đánh giá về công trình, TS Hoàng Minh Đức, Giám đốc Viện chuyên ngành Bê tông, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) nói nghiên cứu có tính gợi mở hướng xử lý đồng thời các loại phế thải để tạo ra sản phẩm mới. Ông gợi ý để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, nhóm có thể đi sâu làm rõ cơ chế tương tác giữa các thành phần, khả năng cô lập các chất nguy hại trong phế thải của vật liệu này, tối ưu hóa công nghệ theo các tính chất cần đạt, nhất là khả năng truyền sáng. "Về mặt thị trường, trước mắt nhóm nên định hướng ứng dụng vật liệu này cho các sản phẩm trang trí, mỹ thuật, bao gồm cả việc phối hợp vật liệu này với các vật liệu truyền thống", ông nói.


Giải pháp của nhóm Bê tông "xanh" Trường Đại học Mỏ - Địa chất nhận giải Ba trị giá 30 triệu đồng tại cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 do báo VnExpress tổ chức. PGS.TS Đào Văn Dương, thành viên Hội đồng Giám khảo nhìn nhận sản phẩm hữu ích khi dùng trong kết cấu trang trí trong công trình xây dựng, đồng thời công nghệ xanh cũng góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi "xanh" bền vững. Ông đánh giá ý tưởng sử dụng thủy tinh để truyền sáng sáng tạo, song góp ý nhóm cần nghiên cứu kỹ hơn về thị trường nguyên liệu phế thải cũng như cách tiếp cận khoa học về khả năng chịu lực và giá trị truyền sáng của sản phẩm.

Nguồn: vnexpress.net



Send Print  Back
The news brought
Dự án tòa nhà chọc trời cao nhất nước Mỹ chống lốc xoáy 5/4/2024
Ngôi nhà xây bằng bêtông hấp thụ carbon đầu tiên trên thế giới 4/19/2024
Ngôi nhà xây bằng bêtông hấp thụ carbon đầu tiên trên thế giới 4/10/2024
Tòa nhà chống động đất cao nhất Nhật Bản 4/4/2024
Trạm vũ trụ dưới mặt đất đầu tiên của Trung Quốc 3/21/2024
Cụm tháp cao nhất Qatar phủ nhôm chống nóng 3/13/2024
Tòa tháp in 3D cao nhất thế giới 3/7/2024
Trung Quốc xây tổ hợp đường hầm gió lớn nhất thế giới 2/2/2024
'Thư viện' đông lạnh lưu trữ hơn 40.000 khối băng 11/21/2023
Chung cư thấp tầng in 3D giá rẻ 11/9/2023
Cỗ máy với công nghệ 'độc nhất' đằng sau 'siêu hầm cao tốc' dài nhất thế giới ở Trung Quốc 11/2/2023
Khu dân cư toàn nhà xây bằng công nghệ in 3D lớn nhất thế giới tại Mỹ 8/24/2023
Tổ hợp nhà ở in 3D lớn nhất thế giới sắp được đưa vào sử dụng 8/7/2023
Tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới 7/21/2023
Công nghệ phá dỡ cao ốc "đỉnh cao" của người Nhật: Giảm 90% bụi, nói "không" với tiếng ồn, nhìn ngoài không ai nhận ra 7/13/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123295115 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn