Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Lần đầu tiên, Việt Nam chế tạo và sở hữu vệ tinh radar 9:41 SA,06/03/2020
Khi đi vào hoạt động, hình ảnh từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời giúp giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đối khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường.Vệ tinh LOTUSat-1- vệ tinh quan sát Trái đất bằng công nghệ radar sẽ được chế tạo sau khi lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực” diễn ra hôm nay (18/10). Đây sẽ là vệ tinh radar đầu tiên do Việt Nam sở hữu. Việc chế tạo vệ tinh LOTUSat-1 thuộc Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái đất”, một dự án KHCN trọng điểm của Việt Nam.Vệ tinh LOTUSat-1 có trọng lượng 570 kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể có kích thước từ 1 m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. LOTUSat-1 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung do đặc điểm khí hậu nhiệt đới hầu hết thời gian bị che phủ bởi mây và mù.Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, LOTUSat-1 sẽ giúp phát hiện các công trình do con người xây dựng trên mặt đất, nhận biết các thay đổi, có thể chủ động điều khiển chụp ảnh theo mục tiêu.Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, công nghệ vũ trụ đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Mỗi quốc gia có cách tiếp cận công nghệ vũ trụ khác nhau. Việt Nam lựa chọn việc từng bước làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vũ trụ thay vì mua ảnh vệ tinh của nước ngoài.Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh sẽ đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời giúp giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.Theo ông Yosuke Asai, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, LOTUSat-1 có thể quan sát thiên tai diện rộng và nắm bắt được tình hình khí hậu. Trong bối cảnh thiên tai thường xuyên xảy ra, việc đưa vệ tinh vào sử dụng sớm nhất sẽ góp phần quan trọng hạn chế thiệt hại. Việc đào tạo nhân lực trong quá trình chế tạo LOTUSat-1 cũng giúp Việt Nam tiếp tục con đường tự chế tạo vệ tinh của mình. Đây sẽ là một bước tiến mới trong việc làm chủ công nghệ vệ tinh sau khi các kỹ sư Việt Nam tham gia thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh MicroDragon 50 kg.Trước đó, ngày 18/1/2019, vệ tinh MicroDragon do đội ngũ 36 kỹ sư Việt Nam theo học tại Nhật thiết kế và chế tạo, dưới sự hướng dẫn của GS Nhật Bản đã được phóng vào vụ trũ, đóng dấu việc Việt Nam có thể tự chế tạo vệ tinh siêu nhỏ (50 kg).Vào năm 2013, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1 kg) do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, chế tạo cũng được phóng, hoạt động tương đối ổn định trong khoảng 3 tháng và liên tục phát tín hiệu quảng bá với bản tin “PicoDragon VietNam” đến các trạm mặt đất trên toàn thế giới.Một vệ tinh khác là NanoDragon (khối lượng 10 kg) cũng đang được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, phát triển, hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư và chuyên gia tại Việt Nam. Vệ tinh này có nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ về điều khiển hướng của vệ tinh trên quỹ đạo và thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy bằng dòng vệ tinh nano. Mới đây vệ tinh này cũng đã được JAXA thông báo đồng ý đưa lên quỹ đạo theo “Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 2”, dự kiến vào năm 2020.
Nguồn: congthuong.vn

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Honeywell chế tạo máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới 05/03/2020
EVNHANOI ứng dụng công nghệ sửa chữa điện nóng hotline 05/03/2020
Trung Quốc: Hệ thống nhận diện 3D xác định được cả người che mặt 05/03/2020
Clearview AI: Ứng dụng “Google” dành cho khuôn mặt, gây quan ngại 04/03/2020
Việt Nam ứng dụng công nghệ AI để phòng chống virus Corona 04/03/2020
2020 đánh dấu sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo biết phục vụ con người 03/03/2020
Nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ MultiSIM dùng 1 SIM trên nhiều thiết bị 03/03/2020
Ứng dụng điện thoại thông minh giúp chẩn đoán bệnh vàng da hiệu quả 03/03/2020
Phát hiện ngoại hành tinh mới trong vùng ở được 02/03/2020
MIT phát triển chip truy xuất nguồn gốc mọi sản phẩm 01/03/2020
Công nghệ truyền dữ liệu bằng laser giúp tốc độ internet nhanh hơn 1.000 lần 29/02/2020
Các nền tảng số đang định hình cho nền kinh tế số 28/02/2020
Lợi ích từ dịch vụ Chữ ký số 28/02/2020
'Bếp trên mây' - tương lai sống còn của Grab, mô hình kinh doanh dự đoán sẽ bùng nổ trên khắp châu Á thời gian tới 27/02/2020
Các hãng công nghệ muốn có quy định mới cho băng tần 60 GHz 24/02/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 123476385 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn