Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Công nghệ truyền dữ liệu bằng laser giúp tốc độ internet nhanh hơn 1.000 lần 11:01 PM,2/29/2020

Các nhà khoa học vừa tìm ra cách truyền dữ liệu mới giúp tốc độ internet đạt đến mức nhanh kinh ngạc.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học ở Đại học Leeds (Anh Quốc) cho biết sẽ giúp internet tiến thêm một bước mới nhờ vào công nghệ truyền dữ liệu siêu tốc qua tia laser ở mức độ lượng tử. Trong phòng thí nghiệm, tốc độ truyền tải đã đạt đến 100 megabit mỗi giây, tức là nhanh hơn hàng ngàn lần so với tốc độ trung bình hiện tại.
Tia laser trông như nhau nhưng thật ra chúng có nhiều loại khác nhau. Điểm khác biệt đến từ việc chúng phát ra ánh sáng ở các phổ điện từ khác nhau trong khoảng tần số terahertz. Trước đây, laser ở mức độ vi mô thường được dùng để phân tích các hóa chất, nhưng khi được ứng dụng để truyền tải dữ liệu, nó cho ra kết quả đáng ngạc nhiên.
Theo đó, để truyền gửi dữ liệu qua laser, các nhà nghiên cứu sẽ bật tắt nguồn phát laser khoảng 100 tỷ lần mỗi giây. Trước đây chúng ta vẫn chưa thể làm được điều này vì không chỉ số lần thực hiện quá lớn trong một thời gian ngắn, mà sự chính xác tuyệt đối trong việc thực hiện cũng được đặt lên hàng đầu.
Thế nhưng nhóm nghiên cứu ở Leeds đã tìm ra cách, bằng việc sử dụng âm thanh và ánh sáng. “Trước giờ chúng ta chỉ điều khiển nguồn phát laser bằng điện, công nghệ này hiện được cho là tối ưu nhất nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đã dùng âm thanh và ánh sáng để điều khiển nguồn phát và hóa ra nó cực kỳ hiệu quả”, Giáo sư John Cunningham, chuyên ngành Điện tử nano tại ĐH Leeds, chia sẻ.
Khi một electron đi qua phần quang học của laser, nó sẽ đi qua một loạt các “giếng lượng tử” có phát ra xung năng lượng ánh sáng. Các nhà nghiên cứu lúc này sẽ bật sóng âm lên để điều khiển các photon ánh sáng vừa phát ra của electron, chúng sẽ làm rung động giếng lượng tử và kích hoạt nguồn phát laser.
“Về cơ bản, chúng tôi dùng sóng âm thanh để làm rung động các hạt điện tử có trong tia laser. Khi quá trình hoàn thành, laser ở khoảng tần số terahertz tại đầu ra sẽ bị thay đổi bởi sóng âm và từ đó ta có được kết quả mong muốn”, Giáo sư vật lý Tony Kent chia sẻ thêm về công nghệ mới.
Nghiên cứu này chỉ mới hoàn thành bước đầu trong phòng thí nghiệm, cần nhiều thứ phải hoàn thành trước khi được ứng dụng trong thực tế. Tuy vậy, tương lai của việc truyền dữ liệu bằng laser với tốc độ nhanh gấp hàng ngàn lần là rất khả thi.
“Chúng tôi hiện chưa kiểm soát được trọn vẹn “dòng chảy” của tia laser và do đó vẫn còn độ sai lệch, nhưng trước mắt chúng tôi đã làm chủ được công nghệ này ở vài phần trăm của một tia laser, khiến tương lai của công nghệ này thật sự đáng chờ đợi.
Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ nâng cấp nghiên cứu của mình để nguồn phát tia laser, photon trong electron cũng như sóng âm thanh phát ra được tự động kiểm soát lẫn nhau mà không cần con người phải tác động để kích thích từ bên ngoài”, ông Cickyham cho biết thêm.
Nguồn: Khám phá

Send Print  Back
The news brought
Các nền tảng số đang định hình cho nền kinh tế số 2/28/2020
Lợi ích từ dịch vụ Chữ ký số 2/28/2020
'Bếp trên mây' - tương lai sống còn của Grab, mô hình kinh doanh dự đoán sẽ bùng nổ trên khắp châu Á thời gian tới 2/27/2020
Các hãng công nghệ muốn có quy định mới cho băng tần 60 GHz 2/24/2020
Máy cày áp dụng trí tuệ nhân tạo, tự xem thời tiết ra đồng 2/24/2020
Trung Quốc có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ mới 2/24/2020
Phương Tây tăng tốc cuộc đua mạng 5G 2/21/2020
Singapore áp dụng trí tuệ nhân tạo tại tất cả trạm xuất nhập cảnh 2/20/2020
Australia công bố lộ trình phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo 2/20/2020
New Zealand đưa vào sử dụng cảnh sát người máy ứng dụng AI 2/20/2020
Nhật Bản ứng dụng AI cung cấp thông tin dịch bệnh 2/20/2020
Viettel IDC có hệ sinh thái điện toán đám mây nhiều nhất ở Việt Nam 2/19/2020
Trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến cuộc sống như thế nào 2/19/2020
Các doanh nghiệp viễn thông chuyển hướng phát triển dịch vụ số 2/18/2020
Google Maps sẽ hiển thị đường biên giới tùy thuộc vào vị trí người xem 2/18/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123376063 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn