Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu sản xuất vắc-xin vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm do các biến chủng mới gây ra tại Việt Nam 10:04 AM,7/20/2018

Bệnh cúm gia cầm (AI) do vi rút H5N1 thể độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza Virus - HPAIV) là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm và đe dọa tới sức khỏe của cộng đồng. Việc áp dụng các biện pháp tiêu hủy, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt hình như chưa đủ mạnh để có thể phòng chống được bệnh cúm, nhất là ở các vùng có mật độ nuôi cao. Vì vậy đặt vấn đề nghiên cứu một vắc-xin có tính an toàn và hiệu lực để phòng bệnh cho gia cầm chống được bệnh cúm là một công việc cần thiết, giúp làm tăng thêm hiệu quả phòng bệnh cúm gia cầm.

Trên thực tế, sản xuất vắc-xin cúm gia cầm khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và đliều kiện sản xuất nghiêm ngặt. Hiệu quả của vắc-xin phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống virút như tính tương đồng của chủng vi rút vắc-xin với chủng vi rút gây bệnh và hàm ượng protein HA chứa trong liều vắc-xin. Người ta đã chứng minh được rằng nếu trình tự các axit amin giữa chủng vắc-xin và chủng gây bệnh giống nhau khoảng 87% là có mối tương quan rất rõ đến hiệu quả làm giảm bài vi rút gây bệnh.

Mặc dù chúng ta đã sản xuất được vắc-xin, nhưng cũng giống như vắc-xin được sản xuất từ Trung Quốc, hiệu quả phòng bệnh vẫn còn hạn chế hoặc không có hiệu quả đối với các chủng vi rút biến đổi (clade 2.3.2.1b). Để giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu một vắc-xin mới có khả năng phòng chống được các clade cũ và mới của vi rút cúm gia cầm type A/H5N1 (bao gồm Clade 1, Clade 2.3.2.1a, 2.3.2.1c và clade 2.3.2.1b) là một công việc cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi gia cầm, cũng như các nhà quản ý để nâng cao hiệu quả phòng bệnh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây về vắc-xin cúm gia cầm, cùng với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có nhliều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vắc-xin và những trang thiết bị chuyên dùng hiện có, trên cơ sở hợp tác phối hợp nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu do TS. Trần Xuân Hạnh, Viện Công nghê sinh học, Công ty NAVETCO đã chủ trì thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sản xuất vắc-xin vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm do các biến chủng mới gây ra tại Việt Nam” với mục tiêu sản xuất được vắc-xin đạt chất lượng, phòng chống được các vi rút cúm đã biến đổi, bảo đảm cung cấp một phần vắc-xin, tiến tới sản xuất thay thế hoàn tòan vắc-xin nhập khẩu để phục vụ cho công tác tiêm phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm nuôi tại nước ta. Đây là nhiệm vụ thuộc một phần của dự án Nghiên cứu công nghệ sản xuất vắc-xin cúm A/H5N1 cho gia cầm.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả nghiên cứu sau:

1. Vi rút cúm A/H5N1 clade 1.1, ký hiệu: A/duck/TG/NAVET (3)/2011; Vi rút cúm A/H5N1 clade 2.3.2.1c: A/chicken/DL/NAVET 0292/2013; Vi rút cúm A/H5N1 clade 2.3.2.1b: A/duck/Vn0611/NAVET/2011 (H5N1); Vi rút cúm H5N6: A/duck/QN1/NAVET/2014, đều chứa motif QRERRRKR↓G tại vị trí cắt HA1/HA2. Các chủng này có tính độc lực cao, ổn định khi cấy chuyển trên phôi trứng gà 9-11 ngày tuổi và gây bệnh cho gia cầm và có thể dùng để nghiên cứu đánh giá chất lượng vắc-xin cúm gia cầm A/H5N1 và H5N6.

2. Giống vi rút vắc-xin cúm A/H5N1 chủng A/Hubei/1/2010 (H5N1)-PR8- IDCDC-RG30 (viết tắt là CDC-RG30 đạt các tiêu chuẩn về: Tính ổn định, tính an toàn và tính miễn dịch và có thể dùng chủng vi rút này để sản xuất vắc-xin phòng bệnh cúm A/H5N1. Vi rút vắc xin cúm A/H5N1 chủng CDC-RG 30 nhân lên tốt trên trứng gà có phôi 9-11 ngày tuổi và ổn định. Hiệu giá HA thu được biến động từ 8 - 9log2 và liều gây nhiễm trên trứng đạt 109,1 - 109,2EID50

3. Vắc-xin cúm gia cầm A/H5N1 vô hoạt nhũ dầu, Navet-Fluvac 2 chứa 2 chủng vi rút vắc-xin CDC-RG30 và NIBRG-14 đã được sản xuất thành công tại Công ty NAVETCO ở qui mô công nghiệp 1 triệu liều/1 mẻ.

Vắc-xin đạt các tiêu chuẩn về tính ổn định, vô trùng, tính an toàn và tính hiệu lực theo tiêu chuẩn cơ sở và đã được kiểm tra bởi Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y trung ương 1.

Bằng phương pháp công cường độc với vi rút cúm A/H5N1 và H5N6, với các biến chủng khác nhau, tỷ lệ bảo hộ được ghi nhận như sau: Gà từ 80-100%, trung bình 95,5%; Vịt 94-100%, trung bình 96,7%; Ngan 100% và Cút 70 - 80%, trung bình 76,6%.

4. Hiệu lực của ô vắc-xin đạt yêu cầu khi kiểm tra trên gà: 80% gà tiêm vắc-xin có đáp ứng kháng thể và GMT đạt 3 log2; (Hoặc công cường độc có kết quả 80% gà được bảo hộ và ít nhất 80% gà đối chứng chết; (Hoặc) có giá trị PD50 đạt ít nhất 4 PD50/liều vắc-xin.

5. Độ dài miễn dịch của vắc-xin tối thiểu được 6 tháng sau khi tiêm cho gà 1 mũi liều 0,5 ml/con và tiêm cho vịt, ngan 2 mũi, cách nhau 2 tuần với liều 0,3 ml và 0,5ml/con.

6. Thời gian bảo quản của vắc-xin được 18 tháng kể từ ngày sản xuất và được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C.

7. Có sự khác nhau về tỷ lệ bảo hộ trên gà, ngan, vịt sau khi được tiêm vắc-xin Navet-Fluvac 2 khi so sánh với miễn dịch thu được từ kháng thể mẹ truyền.

8. Ngưỡng hiệu giá HI sau khi tiêm vắc-xin Navet-Fluvac 2 và kiểm tra ở thời điểm 3 tuần sau tiêm, được xem xét có thể bảo hộ khi công cường độc: Đối với gà là 3 log2 với qui trình tiêm 1 mũi liều 0,5 m con; Đối với vịt, ngan với qui trình tiêm 2 mũi cách nhau 14 ngày.

9. Gà có thể tiêm ở 1 ngày tuổi, 7 ngày tuổi, 14 và 21 ngày tuổi.

10. Phương pháp thử thách cường độc là phương pháp đánh giá hiệu quả của vắc-xin chính xác nhất không những trong đliều kiện phòng thí nghiệm, mà ngay cả khi thực hiện giám sát hiệu quả sau tiêm phòng trong đliều kiện sản xuất. Trong trường hợp phương pháp huyết thanh học được chọn để đánh giá, hiệu quả bảo hộ đàn gia súc được đánh giá như sau: Đối với gà, cút ≥ 80% có đáp ứng kháng thể và hiệu giá HI trung bình đạt ≥3 log2; Đối với vịt, ngan ≥ 80% gia cầm tiêm vắc-xin có đáp ứng kháng thể và hiệu giá HI trung bình được đề nghị là 2 log2.

11. Vắc-xin đạt an toàn và hiệu quả phòng bệnh khi thí nghiệm trong đliều kiện sản xuất và phù hợp với kết quả đánh giá trong phong thí nghiệm.

12. Gia cầm được tiêm vắc xin dưới da, 1/3 dưới sau cổ, với liều và qui trình như sau:

- Gà: liều 0,3-0,5m con, bắt đầu từ 2 tuần tuổi có thể tiêm sớm hơn tùy tình hình dịch tễ. Tiêm 1 lần, nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi đầu.

- Vịt: Tiêm mũi đầu úc 2 tuần tuổi, liều 0,3m con.Nhắc lại sau 2 tuần liều 0,5m con. Tiêm nhắc lại kể từ mũi 2 sau 5 tháng. Có thể tiêm sớm hơn tùy tình hình dịch bệnh và áp dụng qui trình tiêm 2 mũi như nêu ở trên.

- Ngan: Tiêm mũi đầu úc 2 tuần tuổi, liều 0,3m con. Nhắc lại sau 2 tuần liều 0,5m con. Tiêm nhắc lại kể từ mũi 2 sau 5 tháng. Có thể tiêm sớm hơn tùy tình hình dịch bệnh và áp dụng qui trình tiêm 2 mũi như nêu ở trên.

- Cút: Tiêm mũi đầu úc 3 hoặc 4 tuần tuổi, liều 0,3m con. Nhắc lại sau 2 tuần liều 0,3m con. Tiêm nhắc lại sau 5-6 tháng tính từ thí điểm tiêm mũi 2.

Với các kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đề xuất cho khảo nghiệm để đưa vào sản xuất, sử dụng. Ngoài ra cần có thêm nghiên cứu về miễn dịch ở gà, vịt, ngan sau khi tiêm vắc-xin Navet-Fluvac 2 để làm rõ vai trò của các loại miễn dịch khác ảnh hưởng đến khả năng bảo hộ của gia cầm.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13311/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Dùng công nghệ nano ép tỏi chỉ đẻ một nhân 7/19/2018
Nông trại công nghệ cao của Trung Quốc: Sản lượng 10 tấn/ngày, chỉ cần 4 nhân viên 7/16/2018
Nghiên cứu tạo chủng Baculovirrus tái tổ hợp mang gen kháng nguyên virus cúm phục vụ mục tiêu sản xuất chế phẩm miễn dịch thế hệ mới 7/12/2018
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bầu ươm cây giống lâm nghiệp quy mô bán công nghiệp với vỏ bầu mềm tự hủy & compost từ sản phẩm phụ rừng trồng 7/10/2018
Tưới tiết kiệm: Nâng cao giá trị nông sản 7/4/2018
Chương trình Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất một số loại rau, hoa theo hướng nông nghiệp đô thị 7/4/2018
Sản xuất thử giống lúa thơm hương cốm 4 cho các tỉnh phía Bắc 7/3/2018
Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc 7/2/2018
Sản xuất thử giống lúa lai hai dòng th3-7 cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam 7/2/2018
Nghiên cứu tạo giống gốc để sản xuất vắc-xin phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn (PRRS) ở Việt Nam 7/2/2018
Chế phẩm vi sinh và chế phẩm sinh học chitosan dùng cho cây hồ tiêu 6/29/2018
Phân bón vi lượng trừ bệnh nấm trên cây 6/29/2018
Đèn chiếu sáng điều khiển cây ra hoa ở Việt Nam 6/29/2018
Tiến sĩ Việt tìm giải pháp chọn đất phù hợp cho cây trồng 6/29/2018
Công nghệ giúp cây tự phát sáng 6/28/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123311707 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn