Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Quy định chế độ báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao 11:09 AM,6/30/2018

Ngày 15/5/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BKHCN quy định chế độ báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; mẫu văn bản trong hoạt động cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, đăng ký gia hạn sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ.

Theo quy định tại Thông tư, chế độ báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao như sau:

1. Định kỳ hằng năm, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Chuyển giao công nghệ gửi báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

2. Số liệu báo cáo được lấy từ ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đến hết ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.

Đối với trường hợp lần đầu báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao mà thời gian thực hiện hợp đồng chưa đủ 01 năm, bên có trách nhiệm báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này gửi báo cáo vào năm kế tiếp và số liệu báo cáo bao gồm toàn bộ thời gian đã thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ trước đó.

3. Hình thức báo cáo được thể hiện bằng văn bản, bao gồm bản báo cáo giấy và bản báo cáo điện tử.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Nguồn: Sở KH&CN Bắc Giang

Sở hữu trí tuệ, chắp cánh cho thương hiệu nông sản Việt

Xu thế hội nhập, các yêu cầu về việc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm càng cho thấy việc đăng ký bảo hộ, quản lý sở hữu trí tuệ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Vốn đa dạng về địa hình, đặc trưng về không gian địa lý nên trong quá trình phát triển Việt Nam đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông sản, thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp. Con số 60 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, 971 nhãn hiệu tập thể và 253 nhãn hiệu chứng nhận đã phần nào minh chứng cho điều đó.

Với chỉ dẫn địa lý (CDĐL), ngoài việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, sản phẩm mang CDĐL phải đáp ứng các quy định về chất lượng đặc thù, đặc trưng được tạo dựng từ điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) và kỹ thuật sản xuất truyền thống của người dân. Bản thân trong mỗi sản phẩm tự nó cũng mạng một giá trị riêng mà người ta quen gọi là “đặc sản”.

Thống kê từ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho thấy, cơ cấu sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam hiện có khoảng 50% sản phẩm là trái cây, 20% là các sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp như: quế, hoa hồi, chè... Còn lại là các sản phẩm thủy sản, gạo và một số thực phẩm khác. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể để đăng ký cho các đặc sản địa phương, đặc biệt là các sản phẩm chưa đủ điều kiện để xây dựng chỉ dẫn địa lý.

Quá trình bảo hộ CDĐL đã có những tác động tích cực và rõ ràng đến nhận thức, sự quan tâm sâu sắc từ chính quyền các cấp và doanh nghiệp. CDĐL cũng tạo được lan tỏa, tác động tích cực đến nhận thức của cộng đồng và người tiêu dùng. Điểm đáng chú ý là sau khi sản phẩm được bảo hộ, giá bán của các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ đều có xu hướng tăng. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi một chỉ dẫn địa lý sau khi được nhà nước bảo hộ, về cơ bản, các địa phương sẽ tổ chức quản lý trên cơ sở các chính sách và quy định theo từng sản phẩm, đặc biệt là việc kiểm soát chất lượng và các quy định liên quan đến bao bì, nhãn mác, sử dụng. CDĐL đã tác động đến giá trị của sản phẩm, giá bán của các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ đều có xu hướng tăng, đặc biệt là một số sản phẩm như: Nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), mật ong bạc hà Mèo Vạc (Hà Giang)...

Theo thống kê từ các hiệp hội sản xuất và kinh doanh sản phẩm bảo hộ CDĐL cho thấy, giá bán sản phẩm tăng từ 20 - 100%, điển hình như: Cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi; Mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75 - 80%; Nước mắm Phú Quốc tăng từ 30 - 50%.

Riêng với sản phẩm vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), kể từ khi được bảo hộ, sản phẩm này cho thấy sự phát triển liên tục cả về quy mô và chất lượng. Từ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP quy mô 1.000 ha đến nay đã nhân rộng lên là 13.000 ha; chất lượng ngày càng được nâng cao và được thị trường chấp nhận, giá bán ngày càng tăng từ 5.000 - 10.000đ/kg năm 2005 - 2010 đến nay giá bán bình quân là 30.000 - 40.000đ/kg.

Thị trường tiêu thụ trước đây chủ yếu trong nước đến nay đã xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Australia, một số nước ASEAN... Điều đó càng khẳng định, chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn đang phát huy va sẽ phát huy được thế mạnh của mình.

Song song với việc bảo hộ CDĐL cho các sản phẩm đặc thù, chủ lực trong nước, chúng ta cũng đang nỗ lực tiến hành xây dựng hồ sơ đăng ký CDĐL sang các nước. Cụ thể, Cục SHTT cũng đã đề xuất bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại 28 nước châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Hiện Cục SHTT cũng đang lựa chọn 3 chỉ dẫn địa lý để hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký sang Nhật Bản theo kế hoạch hợp tác về chỉ dẫn địa lý giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Nông, Lâm và nghề cá Nhật Bản.

Hoạt động đăng ký SHTT ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với sản phẩm nông sản, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp đã và đang diễn ra mạnh mẽ, ở hầu hết các địa phương. Rõ ràng, đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết nhằm bảo vệ những giá trị của sản phẩm, phát huy những lợi thế về điều kiện sản xuất (tự nhiên, con người), nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu, rộng, SHTT nói chung và việc đăng ký bảo hộ CDĐL nói riêng đã và đang đóng góp tích cực cho việc nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, và là công cụ quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Nguồn: VietQ.vn

Send Print  Back
The news brought
Đăng ký nhãn hiệu tập thể Bánh Chưng Vân 6/30/2018
Ban hành kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang lần thứ 8 6/30/2018
Nuôi thử nghiệm 1.000 con rắn mối tại Việt Yên 6/30/2018
2 nữ sinh Hải Phòng đoạt giải nghiên cứu khoa học tại Mỹ 6/30/2018
Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 6/30/2018
KLEPT: 132 công bố quốc tế và 19 công nghệ chuyển giao 6/29/2018
Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ kết nối nhà sáng chế, doanh nghiệp 6/29/2018
Lai Châu hướng đến nền nông nghiệp giá trị kinh tế cao 6/29/2018
Chế tạo thành công ruồi robot theo dõi cây trồng 6/29/2018
Quảng Bình: Trồng thử nghiệm thâm canh và xen canh hai giống khoai lang VC 04-24 và VC 68-02 vùng đất cát ven biển 6/29/2018
Ninh Thuận: Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen 14 giống Nopal 6/29/2018
Thái Nguyên: Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” 6/29/2018
Sơn La: Đánh giá thực trạng trồng trọt, chăn nuôi, lựa chọn cây trồng vật nuôi trên Cao nguyên Mộc Châu 6/29/2018
Tăng thuế giá trị gia tăng tác động thế nào đến nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình? 6/29/2018
Samsung tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo 6/29/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123533914 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn