Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chế tạo thành công ruồi robot theo dõi cây trồng 4:07 PM,6/29/2018

Các kỹ sư tại Đại học Washington (UW) đã tạo ra một con ruồi robot đầu tiên trên thế giới có thể khảo sát sự phát triển của cây trồng và kiểm tra các mầm bệnh trên cành lá dưới góc độ hiển vi.

Sawyer Fuller, giáo sư Kỹ thuật Cơ khí tại UW, cho biết: Trước đây, khái niệm robot bay có kích thước bằng côn trùng là chuyện khoa học viễn tưởng. Nhưng với RoboFly, chúng tôi sẽ biến những điều không tưởng trở nên gần gũi với cuộc sống thực.

Với kích thước và tốc độ phù hợp, ruồi robot RoboFly có thể khảo sát sự phát triển của cây trồng và kiểm tra các mầm bệnh trên cành lá dưới góc độ hiển vi.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chiếu tia laser vào tế bào quang điện gắn trên RoboFly để tế bào chuyển đổi ánh sáng laser thành năng lượng. Đây được xem là cách hiệu quả nhất để nhanh chóng truyền tải năng lượng đến thiết bị mà không cần thêm nhiều trọng lượng.

Xét về mặt điều khiển, vi điều khiển hoạt động như bộ não của RoboFly, gửi điện áp thu thập được trong sóng tới cánh ruồi và khiến chúng đập liên tục như một con ruồi thực sự.

Johannes James, tác giả chính của nghiên cứu, nói thêm: Nó sử dụng các xung năng để định hình sóng, làm cho cánh vỗ nhanh về phía trước, đồng thời sẽ làm chậm nhịp đập xuống khi xung năng đến gần đỉnh sóng, dao động trong một biên độ tùy chỉnh từ 7V đến 240V cần thiết cho một "chuyến bay".

Lý thuyết kỹ thuật là thế nhưng khó khăn lớn nhất cho nhóm nghiên cứu vẫn là việc kiểm soát quá trình vỗ cánh, từ cất cánh, duỗi cánh đến hạ cánh bởi lẽ nguồn điện và bộ điều khiển hiện tại được thiết đặt vẫn quá cồng kềnh.

RoboFly hiện vẫn bị đè nặng và chưa bay xa được như dự đoán, nhưng nhóm nghiên cứu xác nhận sẽ sớm tinh chỉnh để khắc phục các nhược điểm này.

Nguồn: TTO

Send Print  Back
The news brought
Quảng Bình: Trồng thử nghiệm thâm canh và xen canh hai giống khoai lang VC 04-24 và VC 68-02 vùng đất cát ven biển 6/29/2018
Ninh Thuận: Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen 14 giống Nopal 6/29/2018
Thái Nguyên: Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” 6/29/2018
Sơn La: Đánh giá thực trạng trồng trọt, chăn nuôi, lựa chọn cây trồng vật nuôi trên Cao nguyên Mộc Châu 6/29/2018
Tăng thuế giá trị gia tăng tác động thế nào đến nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình? 6/29/2018
Samsung tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo 6/29/2018
Phát triển vỏ bọc siêu nhỏ cho chấm lượng tử để chẩn đoán ung thư 6/29/2018
Xe tải - điện hoạt động không gây ồn 6/29/2018
Diễn đàn "Kết nối startup Việt trong và ngoài nước" 6/29/2018
Hàn Quốc giới thiệu công nghệ phục vụ ngành hàng hải và nghiên cứu biển 6/29/2018
Vận hành trở lại Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước 6/29/2018
Thưởng gần 300 triệu đồng cho nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm gây tiếng vang thế giới 6/29/2018
FPT nghiên cứu phát triển IOT trong chiếu sáng thông minh 6/29/2018
Cục Sở hữu trí tuệ cấp hơn 11 nghìn văn bằng bảo hộ trong 5 tháng đầu năm 6/29/2018
Ấn Độ viện trợ 120 tỷ đồng xây hạ tầng CNTT tại Nha Trang 6/29/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123536106 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn