Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Mô hình khoa học công nghệ - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học 4:00 PM,4/24/2018

Hoạt động KH&CN không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục đại học. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, rèn kỹ năng nghiên cứu cho người học về đổi mới sáng tạo. Đồng thời tạo ra các sản phẩm trí tuệ nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các ngành và địa phương. Trong đổi mới mục tiêu đào tạo từ cung cấp kiến thức là chính sang giúp sinh viên phát huy năng lực và phẩm chất thì hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học càng đóng vai trò quan trọng hơn. Trong nghiên cứu khoa học, bên cạnh ý tưởng tốt thì nguồn tư liệu, vật liệu phục vụ nghiên cứu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công trình nghiên cứu. Nhận thức được tầm quan trọng trên, Học viện đã triển khai xây dựng các mô hình khoa học và công nghệ phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tính đến tháng 12 năm 2017, Học viện đã có 81 mô hình khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực: Nông học, Công nghệ sinh học, Thú y, Chăn nuôi, Bảo quản và chế biến, Quản lý đất đai, Môi trường, Thủy sản... Các mô hình khoa học công nghệ là địa điểm, nguồn vật liệu phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo trực quan và phục vụ nhu cầu thăm quan của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Học viện.

Mô hình khoa học và công nghệ là nơi lưu giữ, cung cấp nguồn vật liệu nghiên cứu

Nhiều nguồn gen quý, nhiều công nghệ tiên tiến được lưu giữ, được giới thiệu qua các mô hình khoa học công nghệ như tập đoàn các giống lúa địa phương, các giống lúa cải tiến, hàng trăm giống khoai tây, cà chua, hàng chục giống hoa các loại, các giống cây ăn quả, các giống gà bản địa, các giống cá mới, các chủng vi sinh vật, giống nấm, tảo… Nguồn gen đó là nguồn vật liệu vô cùng quan trọng cung cấp cho các nhiệm vụ chọn tạo giống cây trồng, đánh giá khả năng thích ứng, khả năng kháng sâu bệnh và hoàn thiện các kỹ thuật canh tác.

 Hỗ trợ cho các giờ giảng lý thuyết

Việc học tập sử dụng mô hình trực quan đã trở nên phổ biến ở nước ngoài, thực tế cho thấy việc học tập lý thuyết (đặc biệt là các môn học mà đối tượng là các cây trồng, vật nuôi... cho các vùng sinh thái đặc trưng hoặc là nguồn gen địa phương như: hồ tiêu, cao su, cà phê, lợn bản…), kết hợp với nghiên cứu các mô hình thực tế làm cho tiết học trở nên trực quan sinh động hơn, thu hút được sự chú ý và tạo cảm hứng học tập cho sinh viên nhiều hơn. Đặc biệt hơn là kích thích sự tò mò và tìm hiểu của sinh viên, từ đó làm tăng hiệu quả học tập của môn học và nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu mới.

Phục vụ nhu cầu thăm quan, học tập của các doanh nghiệp, đơn vị

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động liên kết với doanh nghiệp, địa phương và các đối tác nước ngoài trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hàng năm Học viện đón và tiếp hàng trăm đoàn khách đến từ các doanh nghiệp, địa phương đến thăm quan, học tập. Thông qua các buổi thăm quan, học tập đó, nhiều công nghệ, sản phẩm khoa học đã được chuyển giao hoặc hợp đồng nghiên cứu được ký kết như: Công nghệ khí canh trong nhân giống khoai tây sạch bệnh đã được ký kết và chuyển giao cho 6 tỉnh và 1 quốc gia; Công nghệ chuyển gen kháng bệnh bạc lá Xa7, Xa21 và các giống lúa Bắc Thơm 7, giống lúa NDD2; Hợp đồng chuyển giao các giống lúa Hương cốm, giống ngô nếp, chuyển giao công nghệ nuôi cá trắm đen...

Nguồn: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Send Print  Back
The news brought
Quy trình lắp đặt và sử dụng đèn huỳnh quang chuyên dụng được công nhận tiến bộ kỹ thuật mới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4/24/2018
Nghiên cứu phát triển một số vùng sản xuất khoai môn, sọ (colocasia esculenta (l.) schott) theo hướng hàng hóa ở miền núi phía Bắc 4/23/2018
Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số giống hoa bản địa tại Việt Nam 4/23/2018
Hà Giang: Hội nghị đầu bờ Dự án Xây dựng mô hình phát triển cây Xạ đen 4/18/2018
Hiệu quả từ mô hình trồng cây mướp đắng trong nhà lưới chắn côn trùng đơn giản trên địa bàn huyện Gio Linh 4/12/2018
Đặc điểm sinh học phân tử của virus gây ra dịch tiêu chảy cấp ở lợn tại Quảng Trị, Thái nguyên và Thái Bình 4/10/2018
Đức trồng rau trên Nam Cực không cần đất và ánh nắng 4/10/2018
Giống nấm sò PN1 3/30/2018
Giống lúa thuần Kim Cương 111 3/30/2018
Giống mía KK3 3/30/2018
Mô hình kết hợp trồng rau và nuôi cá trong chu trình khép kín ở quy mô hộ gia đình 3/30/2018
Ảnh hưởng của việc bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần đến sản lượng trứng và chỉ tiêu ấp nở của gà sao 3/30/2018
Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hai loài Hoàng liên ba gai (Berberis wallichiana DC.) và Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) ở Việt Nam 3/30/2018
Nghiên cứu sản xuất bầu ươm cây giống ngô, bí xanh, cà chua theo hướng công nghiệp tại Hải Phòng 3/29/2018
Chọn tạo các dòng biến dị chịu nhiệt trên cây hoa thu hải đường bằng kỹ thuật bức xạ Gamma Co-60 3/22/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123314215 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn