Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đồng Nai: Nghiên cứu chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm 3:19 PM,3/7/2018

Trước thực trạng diện tích nuôi tôm trên vùng nước lợ ở 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch giảm dần, năng suất nuôi thấp, nhiều người dân đã bỏ trống ao nuôi hoặc nuôi cầm chừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản không hiệu quả sang nuôi cá chẽm tại khu vực nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”.

ThS Nguyễn Thị Trúc Quyên, chủ nhiệm đề tài cho biết, thời gian qua, trên địa bàn 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch, diện tích nuôi tôm giảm dần, năng suất nuôi thấp do nhiều nguyên nhân như: con giống yếu, kém chất lượng, chất lượng nước trong khu vực ô nhiễm, một số bệnh chưa tìm được nguyên nhân và thuốc trị bệnh… Do đó, nhiều người nuôi tôm đã bỏ trống ao nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Một số người chuyển sang nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế khác như: cá chẽm, cá kèo, cá mú, cua… Tuy nhiên, do phần lớn người nuôi là tự phát nên kỹ thuật nuôi chưa thuần thục, đầu ra sản phẩm chưa ổn định. Do đó, việc chọn đối tượng nuôi thay thế con tôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao để tận dụng những diện tích mặt nước đang bỏ hoang hoặc nuôi kém hiệu quả góp phần cải thiện đời sống người dân ở 2 huyện này là cấp thiết.

Cũng theo ThS Nguyễn Thị Trúc Quyên, cá chẽm là một đối tượng thay thế nhiều tiềm năng, có khả năng thích nghi rộng, ít bệnh, sức chịu đựng tốt với các điều kiện môi trường, có thể nuôi với mật độ cao, sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế. Việc chuyển đổi nuôi thủy sản từ tôm sang nuôi cá chẽm gắn liền với việc bảo vệ môi trường nuôi thủy sản mở ra một cơ hội lớn cho người nuôi trồng thủy sản ở Đồng Nai.

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, diện tích mặt nước lợ nuôi tôm không hiệu quả cần chuyển đổi là khoảng 352 ha. Về điều kiện thổ nhưỡng và kỹ thuật nuôi thì điều kiện môi trường ở 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành hoàn toàn phù hợp để nuôi cá chẽm; kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với trình độ người nông dân tại địa phương. Đề tài đã đề xuất quy trình nuôi cá chẽm theo điều kiện thổ nhưỡng ở Đồng Nai. Quy trình mà nhóm nghiên cứu đề xuất không khác biệt so với quy trình của Bộ Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn và của các hộ dân trên địa bàn. Tuy nhiên, quy trình này cụ thể hơn ở một số bước như: thiết kế ao nuôi, cải tạo ao nuôi…nhằm phù hợp với thổ nhưỡng của vùng nước lợ tỉnh Đồng Nai - ThS Trương Phước Hương, đồng chủ nhiệm đề tài cho hay.

Quy trình cụ thể như sau:

Thiết kế ao nuôi hình chữ nhật hoặc hình vuông là tốt nhất với diện tích từ 1.000-10.000 m2, có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt và kiên cố. Mực nước ao nuôi khoảng 1,3-2m với độ mặn từ 0-35‰ và pH từ 7-9. Cần bố trí quạt nước trong ao nuôi sao cho đảm bảo có dòng chảy hợp lý và cung cấp đủ ôxy.

Khi chuẩn bị ao nuôi: tháo cạn nước ao, tu bổ bờ và đáy ao, phơi khô đáy ao, bón vôi để khoáng hóa nền đáy. Sau khi bón vôi khoảng 3-5 ngày thì cấp nước vào ao và sử dụng lưới lọc có mắt lưới 2-5mm.

Việc chọn cá giống rất quan trọng nên chọn cá giống phải chọn cá có chất lượng tốt, sạch bệnh, khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, cân đối, có chiều dài thân hơn 10cm. Nên chọn ở những cơ sở sản xuất giống có trình độ khoa học và uy tín, tránh mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Thời điểm thả cá giống tốt nhất lúc trời mát, nên thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Trước khi thả cá giống ra ao phải ngâm bao cá giống trong nước ao từ 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ.

Giai đoạn quản lý ao nuôi: cần sử dụng thức ăn chuyên dùng cho cá chẽm (có hàm lượng đạm từ 42-45%), tập cho cá ăn tập trung ở những vị trí nhất định trong ao, đảm bảo cho cá ăn đủ no, tránh tình trạng cho ăn thừa hoặc thiếu. Nên cho cá ăn từ từ đến khi nào cá giảm và ngừng ăn thì thôi. Giai đoạn tháng nuôi đầu cho ăn 3 lần/ngày, giai đoạn từ 2 tháng trở đi cho ăn 2 lần/ngày. Định kỳ mỗi tuần nên bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất và vitamin, đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và hoạt động của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, sự biến đổi chất lượng nước ao nuôi để quyết định lượng nước và thời điểm thay nước cho ao nuôi.

Sau thời gian nuôi 8 tháng thì cá đạt kích cỡ thương phẩm, trung bình từ 0,6-1,2kg/con là có thể thu hoạch.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, mật độ nuôi 3 con/m2 cho tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên nếu xét hiệu quả trên diện tích thì mật độ 5 con/m2 cho hiệu quả cao hơn. Đối với người nuôi có nguồn vốn ít thì có thể đầu tư nuôi với mật độ 1 con/m2.

     Đề tài đã được Hội đồng KH&CN chuyên ngành tổng kết nghiệm thu vào cuối tháng 1/2018. Theo chủ nhiệm đề tài, để nâng cao hiệu quả nuôi cá chẽm thì cần có nghiên cứu thị trường nhằm xác định lượng cầu về cá chẽm của người tiêu dùng, từ đó xác định được quy mô nuôi cá chẽm của toàn vùng theo hướng bền vững. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ cá chẽm.

Nguồn: Sở KH&CN Đồng Nai
Send Print  Back
The news brought
Đưa Khu CNC Hòa Lạc trở thành trung tâm công nghệ của Hà Nội và cả nước 3/7/2018
Phú Yên: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhà nuôi chim yến và quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến 3/7/2018
Cần Thơ: Đánh giá giữa kỳ dự án Xây dựng mô hình sản xuất rau theo hướng VietGap 3/7/2018
Hà Nội: Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen bưởi bốn mùa tại lưu vực sông Đáy 3/7/2018
Đắk Nông: Xây dựng mô hình truy xuất nguồn gốc khoai lang tại huyện Tuy Đức 3/7/2018
Quảng Trị: Lễ ký kết bàn giao thiết bị dự án đèn led cho tàu đánh bắt xa bờ 3/7/2018
Vĩnh Phúc: Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, tạo ra sản phẩm quả trái vụ cho cây thanh long ruột đỏ huyện lập Thạch 3/7/2018
Bộ trưởng Bộ KH&CN làm việc với tỉnh Bắc Giang 3/7/2018
Phú Yên: Ứng dụng công nghệ nuôi tôm hùm lồng công nghiệp theo hướng bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tại vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu 2/7/2018
Việt Nam và Lào ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý và đào tạo nghiên cứu về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 2/7/2018
Sơn La: Trồng thử nghiệm các cây ăn quả (xoài, nhãn) tại vùng cao huyện Mộc Châu, Yên Châu và Thuận Châu 2/7/2018
Thái Lan sẽ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho me, nhãn ở Việt Nam 1/26/2018
Hà Giang: Nghiên cứu, ứng dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong sản xuất rau an toàn 1/25/2018
Ứng dụng thành công năng lượng mặt trời vào sản xuất nước mắm 1/25/2018
Bình Thuận: Tổ chức lớp tập huấn các kỹ thuật cơ bản trong mô hình trang trại khép kín trồng cỏ, nuôi bò, gà, trùn quế 1/25/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123584588 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn