Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát hiện ra cơ chế hút, truyền bệnh chết người của ruồi xê xê 3:48 PM,9/29/2017

Những tưởng muỗi vằn đã là mối hiểm nguy kinh dị rồi, ai ngờ ruồi xê xê còn gây ra bệnh chết người kinh hoàng hơn nữa, ở vùng đất châu Phi.

Hẳn ai trong chúng ta cũng ở trong trạng thái nơm nớp lo sợ khi dịch sốt xuất huyết gây ra bởi muỗi vằn đang lan tràn trên diện rộng đe dọa sức khỏe và cả tính mạng con người.

Tuy nhiên, bạn có thể tạm an ủi mình rằng, ít nhất bệnh nhân sốt xuất huyết hầu hết có thể được chữa khỏi. Còn ở châu Phi, có một căn bệnh gây ra bởi một loài hút máu truyền bệnh, nhưng người mắc bệnh này có nguy cơ thiệt mạng hơn rất nhiều lần. Và ruồi Tsetse châu Phi chính là thủ phạm gây ra bệnh này.

Và mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Bristol đã tìm hiểu được chính xác cơ chế cắn và hút máu của ruồi tsetse này.

Ruồi tsetse sở hữu những chiếc răng và dũa vô cùng sắc nhọn, chúng sử dụng những vũ khí trời ban này để cắn và nhai xuyên qua da, xé toang các mao mạch dưới da để hút máu.

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã sử dụng loại kính hiển vi điện tử quét công suất lớn để quan sát gần hơn nữa vòi của loài này. Khi hút máu, sau khi"xẻ" da của người và động vật, để tránh hiện tượng máu đông lại, ruồi tsetse "tiêm"nước bọt có chứa chất chống đông máu của mình qua ống tiết nước bọt hẹp nằm phía trong vòi.

Các nhà nghiên cứu đã phải ngạc nhiên khi phát hiện ra, phần đầu của ống này được trang bị các cấu trúc phức tạp có dạng ngón tay. Ở đầu các cấu trúc này có gắn các bơm hút.

Đứng đầu nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Wendy Gobson - giảng viên trường Khoa học Sinh học Đại học Bristol chia sẻ: "Đây là một phát hiện không ngờ, từ trước đến nay, các sách giáo khoa chỉ đưa ra hình ảnh các ống này với đầu trơn nhọn đơn thuần.

Chúng tôi hoàn toàn chưa rõ những cấu trúc ngón tay tinh vi này được dùng để làm gì, các loài hút máu khác như muỗi hay ruồi nhuế không hề sở hữu thứ tương tự như vậy".

Ruồi tsetse mang kí sinh trùng chứa mầm bệnh gây bệnh ngủ ở người và bệnh nagana ở vật. Động vật mắc bệnh nagana sẽ có các triệu chứng sốt, yếu ớt và sụt cân. Thông thường, vật nuôi mắc bệnh nagana dần dần sẽ chết.

Bệnh ngủ ở người đã được ghi nhận ở 36 quốc gia ở Châu Phi - khu vực mà ruồi tsetse hoạt động mạnh. Bệnh được gây ra bởi một loài kí sinh trùng có tên gọi là trypanosome.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các kí sinh trùng trypanosome sẽ sinh sôi trong tế bào dưới da, máu và tế bào bạch huyết, gây ra triệu chứng như sốt, đau đầu, đau khớp và ngứa.

Sang đến giai đoạn 2, các kí sinh trùng bắt đầu vượt qua hàng rào máu não (tế bào não hoạt động như một rào cản nhằm ngăn chặn phần tử gây hại cho hệ thần kinh trung ương).

Và khi đó, người mắc bệnh sẽ bắt đầu có các biểu hiện rõ ràng và nguy hiểm hơn của bệnh: thay đổi trong hành vi, lo lắng, bồn chồn, hỗn loạn cảm giác và rối loạn giấc ngủ.

Sau đó, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu và điều này sẽ sớm dẫn đến cái chết. Đây được xem là một căn bệnh nguy hiểm chết người nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tri thức trẻ            

Send Print  Back
The news brought
Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau? 9/29/2017
Ca nhiễm HIV được chữa khỏi thứ 3 trên thế giới 9/29/2017
5 tác dụng đối với cơ thể khi uống nước dừa với mật ong 9/29/2017
Những thời điểm nên tránh ăn bưởi 9/29/2017
BMJ chuyển giao các hướng dẫn chuyên môn y tế cho hệ thống khám, chữa bệnh Việt Nam 9/28/2017
Quy trình mới thúc đẩy phát triển các thuốc nhóm steroid 9/28/2017
Nên để bụng đói hay ăn no trước khi đi ngủ? 9/28/2017
Đông Nam Á lo ngại sốt rét kháng thuốc 9/28/2017
Thử máu chẩn đoán sớm ung thư bằng... sóng âm thanh 9/28/2017
Bệnh sốt mò khó phát hiện, có thể dẫn đến tử vong 9/28/2017
Các nhà nghiên cứu quốc tế vừa tuyên bố rằng họ vừa thử nghiệm thành công giai đoạn một của một loại thuốc chống cúm mới tên là radavirsen cực kỳ hiệu quả và an toàn. 9/28/2017
Phát hiện loại protein hỗ trợ chẩn đoán bệnh gây hại não mãn tính 9/28/2017
Phát hiện kháng thể mới chữa được 99% các thể HIV 9/27/2017
Công dụng ngạc nhiên của trái nhàu 9/26/2017
Uống cà phê đúng cách để ngăn chặn được nhiều bệnh nguy hiểm 9/26/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123419649 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn