Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn còn khó khăn 4:02 PM,9/27/2017

Sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) hội tụ tinh túy của nghề truyền thống. Tuy nhiên, việc phát triển và đưa các sản phẩm này ra thị trường thế giới còn gặp nhiều khó khăn.

Chưa theo kịp xu hướng

Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ tích cực của chương trình khuyến công, sản phẩm CNNT đã thay đổi mạnh cả về chất và lượng, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Đời sống của người lao động khu vực nông thôn qua đó cũng được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, để khuyến khích phát triển sản phẩm CNNT, ngành Công Thương đã tổ chức bình chọn và tôn vinh sản phẩm CNNT tiêu biểu từ cấp huyện, tỉnh, khu vực đến cấp quốc gia; nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất.

Ông Vũ Hy Thiều - Chuyên gia kỳ cựu trong ngành thủ công, mỹ nghệ - cho biết: Sản phẩm CNNT của Việt Nam, nhất là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, chưa theo được nhịp phát triển hàng hóa cùng loại trong khu vực ASEAN. Sản phẩm thường được sản xuất theo lối truyền thống, sử dụng vật liệu cũ, thậm chí sử dụng hóa chất trong sơ chế nguyên liệu, không bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa.

Đặc biệt, DN thường không chú trọng khâu nghiên cứu thị trường, thay đổi thiết kế, mẫu mã; sản phẩm của các DN na ná nhau, không tạo được sự khác biệt nên giá trị hàng hóa thấp. Cùng đó, do sản phẩm CNNT chủ yếu được sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún, độ đồng đều của sản phẩm không cao, rất khó đáp ứng được các đơn hàng lớn.

Bà Đặng Mai Anh - Phó Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp - cũng bày tỏ: Sản phẩm CNNT thể hiện rõ tính truyền thống là một ưu thế nhưng lại chưa theo kịp với thị hiếu đương đại, nhất là với thị hiếu tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu. Điều này khiến việc xuất khẩu các sản phẩm CNNT còn gặp nhiều khó khăn.

Nâng chất cho sản phẩm

Trước những bất cập trên, tại Hội thảo Phát triển sản phẩm CNNT - Cơ hội từ ASEAN do Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức nhiều chuyên gia cho rằng: Cơ quan quản lý nhà nước và DN cần bắt tay nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt và nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm CNNT.

Cụ thể, DN cần đầu tư thích đáng cho thiết kế mẫu mã sản phẩm. Khâu thiết kế phải được dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc về xu hướng thị trường, kết hợp với các nguyên - phụ liệu mới, thân thiện môi trường. Sản phẩm lấy công năng sử dụng làm yếu tố tiên quyết, kết hợp với hình thức đơn giản, họa tiết bản địa nhằm tạo sự độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng.

Với sản phẩm tiêu dùng, máy móc, thiết bị, nên ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để có thể sản xuất hàng loạt, nâng cao năng suất. Ngoài ra, DN có thể ứng dụng công nghệ tự động hóa trong thiết kế mẫu mã; công nghệ sinh học trong chế biến, nhất là chế biến thực phẩm nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp các địa phương hướng dẫn DN đưa thông tin, hình ảnh sản phẩm lên internet. Đây là kênh ngắn nhất và khá hiệu quả cho việc quảng bá sản phẩm tới các nhà nhập khẩu. Cùng đó, chương trình khuyến công hiện đang thực hiện rất nhiều các đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mới, sản phẩm mới nhưng chưa được quảng bá rộng rãi. Có thể thành lập website giới thiệu cặn kẽ các quy trình sản xuất nhằm tăng sức lan tỏa cho nội dung quan trọng này.

Nhấn mạnh vai trò của DN trong các giải pháp này, đại diện Sở Công Thương Vĩnh Long đề nghị: Các cơ sở CNNT chủ động đổi mới cách thức quản trị DN, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất, liên kết theo chuỗi sản xuất. Đồng thời, nhạy bén nắm bắt sự thay đổi của thị trường để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. 

Nguồn: Báo Công thương

Send Print  Back
The news brought
Cơ cấu lại ngành mía đường: Xu hướng tất yếu khi hội nhập 9/27/2017
Trái thanh long tươi của Việt Nam bắt đầu được bày bán ở Australia 9/27/2017
Hà Giang: Lễ Công bố Chỉ dẫn địa lý sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ 9/26/2017
Cao Bằng: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô nhân giống và phát triển sản xuất cây dược liệu Thạch hộc Thiết bì 9/22/2017
Sóc Trăng: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị” dùng cho sản phẩm gạo Tài Nguyên của huyện Thạnh Trị 9/22/2017
Thừa Thiên - Huế: Lễ Công bố Nhãn hiệu Thanh trà Huế - Phong Thu 9/22/2017
Bắc Kạn: Xây dựng mô hình trồng cam Xã Đoài 9/22/2017
Lô thanh long tươi đầu tiên của Việt Nam lên đường sang Australia 9/21/2017
Xuất khẩu gạo: Thêm cơ hội từ thị trường trọng điểm 9/20/2017
Cau trái tăng giá, nhà vườn bội thu 9/20/2017
'Vỡ' mục tiêu xuất khẩu? 9/20/2017
Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển giống cam, quýt không hạt ở phía Bắc 9/19/2017
Lần đầu tiên sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để thay đổi màu sắc của hoa 9/14/2017
Bắc Kạn: Kiểm tra tiến độ đề tài, dự án thực hiện tại huyện Ba Bể 9/14/2017
Muối Nghệ An giá tăng kỷ lục 9/13/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123357750 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn