Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Máy ảnh cải tiến hỗ trợ bác sỹ 4:36 PM,9/14/2017

Các nhà khoa học đã phát triển một loại máy ảnh có thể nhìn xuyên qua cơ thể con người để giúp bác sỹ theo dõi các dụng cụ y khoa - được gọi là nội soi - trong các cuộc khám nội.

Cho đến nay, các bác sỹ vẫn phải dựa vào các cuộc kiểm tra thăm dò đắt tiền, như tia X, để theo dõi công việc của họ.

Máy ảnh mới hoạt động bằng cách phát hiện các nguồn ánh sáng bên trong cơ thể, ví dụ như đầu của ống nội soi dài linh hoạt.

GS Kev Dhaliwal thuộc Đại học Edinburgh, Scotland, cho biết: Nó có tiềm năng to lớn cho nhiều ứng dụng đa dạng, ví dụ như ứng dụng vừa được mô tả như trên.Khả năng nhìn thấy vị trí của một thiết bị rất quan trọng đối với nhiều ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, khi chúng tôi tiến hành các phương pháp xâm lấn tối thiểu để điều trị bệnh.

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, máy ảnh nguyên mẫu có thể theo dõi một nguồn ánh sáng điểm qua lớp mô dày 20 cm trong điều kiện bình thường.

Các chùm tia sáng nội soi có thể đi xuyên qua cơ thể, nhưng thường bị phân tán hoặc bật ngược lại các mô và các cơ quan thay vì xuyên thẳng qua. Điều này gây khó khăn để có được một hình ảnh rõ ràng cho biết vị trí của công cụ.

Máy ảnh mới có thể phát hiện các hạt riêng biệt, được gọi là photon.Nó cũng có thể ghi lại thời gian để ánh sáng truyền qua cơ thể, có nghĩa là thiết bị có thể theo dõi chính xác nơi nội soi.Các nhà nghiên cứu đã phát triển máy ảnh mới này để sử dụng tại giường bệnh nhân.

Dự án này do Đại học Edinburgh và Đại học Heriot-Watt của Scotland thực hiện là một phần của Dự án Hợp tác nghiên cứu liên ngành Proteus, đang phát triển một loạt các công nghệ mới để chẩn đoán và điều trị các bệnh về phổi.

TS Michael Tanner, Đại học Heriot-Watt, cho biết: Yếu tố yêu thích của tôi trong công việc này là khả năng làm việc với các bác sỹ lâm sàng để hiểu được thách thức về chăm sóc sức khoẻ thực tế, sau đó điều chỉnh các công nghệ tiên tiến và các nguyên tắc thường không thể đưa ra khỏi phòng thí nghiệm vật lý để giải quyết các vấn đề thực sự.

Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Toshiba bàn giao tuabin và máy phát điện tại Thủy điện Trung Sơn 9/14/2017
Tiết kiệm năng lượng với mô hình ống dẫn ánh sáng tự nhiên 9/7/2017
Biến lá cây thành thiết bị điện tử công nghệ cao 9/7/2017
Máy laser tia X sáng gấp một tỷ lần các máy hiện nay 9/7/2017
Ăng-ten mới được chế tạo từ màng có kích thước nhỏ hơn nhiều ăng-ten truyền thống 9/1/2017
Nhật Bản thử nghiệm sản xuất điện bằng dòng hải lưu 8/24/2017
Motorola ấp ủ điện thoại thông minh ‘tự hàn’ màn hình bị vỡ 8/22/2017
APEC 2017: Thúc đẩy sử dụng các phương tiện chạy bằng năng lượng điện 8/21/2017
Cận cảnh siêu đồng hồ "người ngoài hành tinh" siêu dị trị giá hơn 11 tỉ, thế giới chỉ có 4 chiếc 8/21/2017
Mô-đun đèn LED giúp tiết kiệm chi phí 8/15/2017
Làm điện mặt trời: Cần sự chung tay từ nhiều phía 8/10/2017
Vi mạch khuếch đại tạp âm thấp 7/31/2017
Hiệu quả nhờ cải tiến quy trình công nghệ 7/31/2017
Lắp đặt cối xay gió nổi trên biển đầu tiên của thế giới 7/28/2017
Sản xuất thành công protein từ điện và CO2 7/27/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123485009 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn