Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Máy laser tia X sáng gấp một tỷ lần các máy hiện nay 4:43 PM,9/7/2017

Các nước châu Âu đưa vào hoạt động máy laser tia X mạnh nhất thế giới có khả năng chụp hình nguyên tử.

Máy laser tia X mạnh nhất thế giới chính thức đi vào hoạt động ở thành phố Hamburg, Đức, BBC hôm 1/9 đưa tin. Với chi phí xây dựng hơn 1,2 tỷ USD, thiết bị có tên gọi European X-ray Free Electron Laser (XFEL) sẽ được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc chi tiết của nguyên tử.

Theo các nhà khoa học, cách cỗ máy chiếu ánh sáng vào mục tiêu sẽ cho phép chụp lại ngay lập tức khoảnh khắc liên kết hóa học hình thành hoặc bị phá vỡ. Nhóm nghiên cứu hy vọng XFEL sẽ giúp họ có những phát hiện cơ bản mở đường cho những phương pháp điều trị và vật liệu mới.

Cỗ máy là một máy gia tốc thẳng siêu dẫn nằm trong tổ hợp đường hầm dài 3,4 kilomet ở độ sâu 40 m bên dưới thành phố Hamburg và thị trấn Schenefeld ở gần đó. XFEL hoạt động thông qua tăng tốc các cụm electron đến gần vận tốc ánh sáng, trước khi ném chúng xuống đường dốc chữ chi kiểm soát bởi hệ thống nam châm gọi là máy gợn sóng.

Khi các electron ngoặt hướng, chúng phát ra chớp sáng tia X và các hạt tương tác với bức xạ này, tụ lại càng chặt hơn. Trạng thái nén chặt của chúng không chỉ tăng cường mức độ phát sáng mà còn mang lại độ gắn kết. Về cơ bản, các tia X trở nên đồng nhất và có đặc tính của ánh sáng laser.

Chùm sáng sẽ chiếu xuyên qua và làm lộ rõ mọi vật trên đường đi của nó ở cấp độ nguyên tử, bao gồm phân tử protein trong cơ thể người hay chất xúc tác dùng để sản xuất hóa chất công nghiệp.

Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng những cỗ máy tròn gọi là synchrotron để làm điều tương tự. Nhưng ánh sáng do XFEL phát ra sáng gấp một tỷ lần so với những thiết bị đó. Điểm khác biệt của XFEL là cỗ máy phát ra các chớp sáng trong thời gian siêu nhanh. Cỗ máy phóng ra một nghìn tỷ photon tia X trong một nhịp chỉ kéo dài 50 femto giây (0,000.000.000.000.05 giây) và có thể lặp lại 27.000 lần một giây.

"Kỳ vọng lớn với XFEL là chúng tôi có thể chụp ảnh một hạt đơn lẻ. Bạn chỉ cần đặt một tổ hợp protein hoặc virus vào luồng sáng. Thực thể sinh học sẽ phát tán những photon để bạn chụp lại hình dáng của nó", giáo sư Elspeth Garman ở Đại học Oxford, Anh, thành viên ủy ban sắp xếp thời gian thí nghiệm ở Hamburg, cho biết.

XFEL sẽ bắt đầu vận hành dưới sự điều phối của các nhà khoa học đến từ 11 quốc gia thành viên trong liên minh. Đức không chỉ là nước đặt máy XFEL mà còn cung cấp phần lớn ngân sách và công nghệ. Các quốc gia thành viên khác là Nga, Đan Mạch, Pháp, Hungary, Italy, Ba Lan, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Nguồn: Theo VnExpress, ngày 4/9/2017.

Send Print  Back
The news brought
Ăng-ten mới được chế tạo từ màng có kích thước nhỏ hơn nhiều ăng-ten truyền thống 9/1/2017
Nhật Bản thử nghiệm sản xuất điện bằng dòng hải lưu 8/24/2017
Motorola ấp ủ điện thoại thông minh ‘tự hàn’ màn hình bị vỡ 8/22/2017
APEC 2017: Thúc đẩy sử dụng các phương tiện chạy bằng năng lượng điện 8/21/2017
Cận cảnh siêu đồng hồ "người ngoài hành tinh" siêu dị trị giá hơn 11 tỉ, thế giới chỉ có 4 chiếc 8/21/2017
Mô-đun đèn LED giúp tiết kiệm chi phí 8/15/2017
Làm điện mặt trời: Cần sự chung tay từ nhiều phía 8/10/2017
Vi mạch khuếch đại tạp âm thấp 7/31/2017
Hiệu quả nhờ cải tiến quy trình công nghệ 7/31/2017
Lắp đặt cối xay gió nổi trên biển đầu tiên của thế giới 7/28/2017
Sản xuất thành công protein từ điện và CO2 7/27/2017
EVN HCMC: Hiệu quả từ công nghệ đo đếm điện từ xa 7/23/2017
LG ra mắt thiết bị diệt khuẩn bằng tia cực tím trên lan can thang cuốn 7/23/2017
TKV đẩy mạnh áp dụng lò hơi CFB 7/19/2017
Các nhà khoa học đã tạo ra điện thoại di động không cần pin 7/13/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123485072 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn