Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát minh loại camera có thể nhìn xuyên thấu cơ thể người 4:32 PM,9/7/2017

Các nhà khoa học sáng chế ra thiết bị máy ảnh loại mới giống một dụng cụ y tế. Thiết bị này được dùng để gọi nội soi và kiểm tra nội tạng bên trong cơ thể người thông qua nguồn sáng.

Cho đến nay, các chuyên gia y học luôn phải dựa vào các máy scan đắt tiền, chẳng hạn như chuyển động của tia X, để theo dõi quá trình nghiên cứu của họ. Thế nhưng sự xuất hiện của thiết bị camera mới, được coi như là mội máy nội soi mini, có thể đi sâu vào trong và khám phá cơ thể người đã giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn.

Máy ảnh này hoạt động bằng cách chụp và ghi lại các hình ảnh khi bắt gặp các nguồn ánh sáng bên trong cơ thể vì dụ như đèn của ống nội soi dài.

Giáo sư Kev Dhaliwal của Đại học Edinburgh, cho biết: "đây là thiết bị có tiềm năng to lớn để ứng dụng vào các việc khác như có thể nhìn thấy rõ và mô tả được quá trình nội soi"

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy thiết bị có thể chụp lại một nguồn ánh sáng có độ dài 20cm trong một mô ở điều kiện thường. Đặc biệt ở chỗ các chùm nội soi từ máy ảnh không những có thể xuyên qua cơ thể, mà còn phát tín hiệu phân tán theo nhiều phía để xác định vị trí các mô và cơ quan mang lại 1 hình ảnh 3D sắc nét ở tất cả các nơi mà thiết bị này đi qua.

Ngoài việc có thể phát hiện các hạt photon siêu nhỏ, máy nội soi mini còn có khả năng ghi lại trong video thời gian ánh sáng truyền qua cơ thể để phát hiện kịp thời mọi chuyện động, chuyến biển của căn bệnh thậm chí trong vòng 1 giây.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu để phát triển cho thiết bị tiện dụng hơn khi nó có thể gắn được ở giường bệnh nhân.

Dự án này do Đại học Edinburgh và Đại học Heriot-Watt - một phần của Hợp tác liên ngành lĩnh vực nghiên cứu y khoa Proteus (PIRC) đang phát triển một loạt các công nghệ mới để chẩn đoán và điều trị bệnh phổi.

Tiến sĩ Michael Tanner thuộc Đại học Heriot-Watt cho biết: "Tôi yêu thích công việc này là vì có cơ hội làm việc với bác sỹ lâm sàng để hiểu được những khó khăn trong chăm sóc sức khoẻ, sau đó ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào y khoa mà thường không thể thực hiện thành công được bằng các phương pháp vật lý", ông nói thêm

"Tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục phát triển các phương pháp ứng dụng công nghệ trong y học để chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân hiệu quả hơn."

Send Print  Back
The news brought
Cụ ông 101 tuổi chiến thắng ung thư trở thành phép màu y học 9/7/2017
Ứng dụng mới trên điện thoại giúp phát hiện sớm ung thư tuyến tụy 9/6/2017
Hàn Quốc: Phát hiện trứng sán trong gan xác ướp 375 tuổi 9/1/2017
Hạt nano chuyển hoạt chất diệt tế bào ung thư 9/1/2017
99% vi khuẩn trong cơ thể người chưa được biết đến 8/29/2017
Vì sao sốt xuất huyết không được uống kháng sinh? 8/28/2017
Cứu bàn tay bị nghiền nát bằng cách… nuôi trong dạ dày 8/28/2017
Bí mật trong sữa ong chúa giúp nhanh chóng làm liền vết thương 8/22/2017
Công nghệ chỉnh sửa gen tạo ra loài kiến đột biến đầu tiên trên Trái đất 8/22/2017
Robot "bơi" trong cơ thể trừ vi khuẩn 8/21/2017
Tử cung nhân tạo được thử nghiệm thành công lần hai 8/21/2017
Bệnh nhân ung thư vú có thể tránh "ác mộng" di căn nhờ phát hiện mới 8/21/2017
Máy làm kẹo bông tạo vật liệu chữa lành vết thương 8/20/2017
Ra mắt ứng dụng quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của Việt Nam 8/18/2017
Việt Nam sắp có vắc-xin phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm do các biến chủng mới 8/18/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123435977 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn