Chào Bán CN/TB
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
Chào bán CN/TB
Quy trình kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn
Mã số: VN01251
Tên CN/TB chào bán: Quy trình kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn
Nước có CN/TB chào bán: VN Việt Nam
Chỉ số phân loại SPC:
  • Các sản phẩm từ động vật và động vật sống
  • Mô tả quy trình CN/TB:

    Nội dung quy trình

    1. Giống tằm:

    Sử dụng các giống tằm lưỡng hệ do Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng chọn tạo/nhập nội có tên trong danh mục giống vật nuôi được Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép sản xuất và kinh doanh.

    2. Dụng cụ và trang thiết bị cho việc nuôi tằm

    2.1. Nuôi tằm con tập trung       

    – Phòng nuôi tằm con riêng với đầy đủ trang thiết bị như: nong, đũi, lò tăng nhiệt, vôibột khô,bình phun,chổi lông gà, thớt, sọt, nilon để bảo quản lá dâu…

     – Có diện tích dâu trên 2.000 m2 cho quy mô nuôi: từ 15 – 20 hộp trứng 20 g

     2.2. Nuôi tằm lớn dưới đất

    – Nhà nuôi tằm đảm bảo thông thoáng. Diện tích nền nhà: 25 – 30 m2/hộp trứng 20 g;

    – Dụng cụ nuôi: sọt, nilon, bình phun loại 2 lít, thuốc phòng trừ bệnh tằm, thuốc sát trùng nhà cửa và sát trùng mình tằm, clorua vôi….

    Số lượng lá dâu

    – Một hộp trứng 20 g ở giai đoạn tằm con cần 10 -12 kg lá dâu;

    – Một hộp trứng 20 g ở giai đoạn tằm lớn cần 450 -500 kg lá dâu.

    Nuôi tằm

    Giai đoạn nuôi tằm con tập trung (tuổi 1 đến hết tuổi 3)

    a) Lá dâu

    Lá dâu phải phù hợp với sinh lý tằm ở giai đoạn tằm con, vì vậy phải có vườn dâu riêng dành cho tằm con, nên trồng giống dâu VA- 201. Khi trồng mới phải bón lót phân hữu cơ phối hợp với phân vô cơ hợp lý. Sau mỗi lứa hái phải bón thúc bằng phân hóa học tổng hợp (đạm, lân,kali),sau 2 – 3 lứa hái cần bón thúc bằng phân hữu cơ hoai, kết hợp với phân kali và phân lân. Thường xuyên xới sáo làm cỏ để tránh cỏ dại tranh chấp dinh dưỡng của cây dâu, làm vườn dâu thông thoáng.

    b) Ấp trứng

    – Nhiệt độ 25 – 270C, ẩm độ: 80 – 90%. Khi trứng nở bói, dùng vải đen phủ hộp trứng lại để che ánh sáng. Hãm tối như vậy đến 8 – 9 giờ sáng hôm sau, mở vải đen và đua trứng ra chỗ có nhiều ánh sáng (gần cửa sổ,đèn) và ấm thì trứng nở róc và băng tằm.

    c) Băng tằm

    – Thời gian băng; từ 8 – 10 giờ sáng;

    – Băng trứng rời: đỗ trứng ra hộp giấy, đặt trên khay hoặc nong tằm, tằm nở đều rắc dâu cho tằm ăn. Trước khi cho ăn bữa thứ 2 chuyển dâu và tằm sang nong/khay nuôi tằm để loại bỏ vỏ trứng;

    – Băng trứng bìa: tằm nở đều rắc dâu, tằm bò lên lá dâu, dùng lông gà quét tằm sang nong/khay nuôi tằm khác để cho ăn bữa thứ 2;

    – Lá dâu dùng để băng tằm: dùng lá dâu non, có màu xanh nhạt, mềm.

    d) Cho tằm ăn

     Lá dâu được thái vuông hoặc thái sợi.Ngày cho ăn 3 – 4 bữa.

    e) Thay phân, san tằm

     – Tuổi 1: thay 1 lần;

    – Tuổi 2: thay 2 lần (vào lúc tằm dậy và trước khi ngũ);

    – Tuổi 3: thay mỗi ngày 1 lần;  

    – Thay bằng lưới: thay phân kết hợp san tằm, mở rộng diện tích cho thích hợp.

    f) Xử lý tằm ngủ

     Tằm ngừng ăn dâu, mình vàng và bóng là tằm ướm ngủ. Lúc này ngừng cho ăn để mô tằm mỏng. Sau khi tằm dậy đều thì cho tằm ăn trở lại. Tằm mới dậy cho ăn 1 – 2 bữa dâu ngon đúng tuổi để tằm phát dục tốt. Khi tằm đã vào ngủ cần rắc clorua vôi hoặc papzol – B để chống ẩm và phòng bệnh cho tằm.

    g) Mật độ nuôi (cho nong có đường kính 1,1 m)

    – Tuổi 1: 1 hộp/1 nong;

    – Tuổi 2:1 hộp/2 nong;

    – Tuổi 3: 1 hộp/4 nong.

    h) Vệ sinh phòng bệnh

    Cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh sau:

    – Dùng trứng sạch bệnh;

    – Xử lý môi trường bằng các chất sát trùng: formalin, clorin…

    – Nuôi tằm đúng kỹ thuật, điều hòa nhiệt ẩm độ thích hợp, cho ăn lá dâu ngon, để tằm đúng mật độ, loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh kịp thời, phân tằm và lá dâu thừa phải chôn vào hố, ủ kỹ cùng với vôi bột và cách xa nhà nuôi tằm.

    Giai đoạn nuôi tằm lớn (tuổi 1 đến hết tuổi 3)

    a) Chuẩn bị dụng cụ và phòng nuôi:

    Diện tích phòng nuôi: 20 -25 m2 cho 1 hộp trứng 20 g. Nền nhà được tráng xi măng hoặc lát gạch. Có cửa lưới ở cửa ra vào và cửa sổ để tránh nhặng. Chuẩn bị 7 kg clorua vôi hoặc 10 kg vôi bột/hộp tằm.

    b) Đưa tằm xuống nền nhà

                Tằm dậy tuổi 4 được 2 bữa chuyển xuống nuôi trên nền nhà. Trước khi trải tằm cần rải 1 lớp vôi bột hoặc clorua vôi lên nền nhà. Sau đó tằm được để thành luống rộng 1 m, rãnh đi lại giữa 2 luống rộng 1 m.

    c) Cho tằm ăn

     Cho tằm ăn 1 ngày 3 bữa, dâu được rãi đều trên mô tằm với lượng dâu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tằm.

    d) Thay phân, giãn tằm

    – Thay phân:

    Nuôi tằm tuổi 4 không thay phân, dậy tuổi 5 cho tằm ăn 1 bữa sau đó tiến hành thay phân kết hợp với san tằm. Phương pháp thay: đặt lưới lên mô tằm, cho tằm ăn  khoảng 2 bữa thì nhắc lưới ra chỗ trống, dọn phân chỗ vừa thay và thay chỗ tiếp theo theo phương pháp cuốn chiếu. Nếu nuôi tằm bằng dâu cành thì hoàn toàn không phải thay phân trong quá trình nuôi.

    – Giãn tằm

    Giãn tằm bằng cách mỗi bữa cho ăn trải lá dâu rộng hơn luống tằm từ 3 – 5 cm, tằm sẽ tự động bò ra ăn và giãn mật độ. Trong quá trình cho ăn thấy chỗ nào dầy, bốc tằm san sang chỗ còn trống.

    e) Phòng bệnh cho tằm

    Dùng clorua vôi hoặc vôi bột rắc lên mình tằm vào trước bữa ăn bữa tối ngày thứ nhất đến ngày thứ 4 của tuổi 5. Lượng rắc khoảng 1 kg cho 7 – 10m2  tằm. Từ ngày thứ 5 trở đi không cần rắc thuốc nữa.

    f) Điều khiển môi trường nuôi

    Do nuôi tằm trên nền nhà nên toàn bộ khoảng trống trên rất thoáng. Chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và độ cao 1,5 m ở khoảng từ 0,5 đến 10C (tùy điều kiện phòng nuôi). Luôn mở cánh cửa phòng nuôi (chỉ đóng cửa lưới) để không khí lưu thông với bên ngoài (nếu trời nóng, ẩm độ cao, ít gió cần dùng quạt để quạt nhẹ phía trên cách mặt mô tằm từ 0,5 đến 1 m).

    g) Cho tằm ăn thuốc tằm chín

     Khi tằm đã chín bói khoảng 5%  thì có thể cho tằm ăn thuốc tằm chín. Liều lượng thuốc cho tằm ăn: cho 1 ống thuốc 2 cc vào 2 lít nước, phun và đảo đều trên lá dâu, cho tằm ăn (1 hộp tằm cho ăn khoảng 2 ống thuốc). Sau khi cho ăn, nếu tằm ăn hết lá dâu vẫn tiếp tục phải cho tằm ăn lá dâu không phun thuốc cho đến khi tằm chín hết.

    h) Tằm chín

     Khi tằm chín đều vun tằm thành từng luống, chiều rộng luống tằm bằng chiều dài của né tằm. Đặt né lên luống tằm để tằm tự động bò lên né. Sau đó dựng né nghiêng 20 – 250 để tằm bài thải nước tiểu đến khi tằm đã cố định vị trí bắt đầu nhả tơ thì đặt né nghiêng 70 – 75%, hoặc rũ lưới (loại lưới có đường kính lỗ 0,5 – 1 cm) lên trên mô tằm, sau khi tằm bò lên hết thì rũ tằm đều lên né. Mật độ tằm trên né từ 750 – 1.000 con/m2 (mỗi hộp tằm 12 – 13 né).

    Trở lữa 2 đêm để đảm bảo nhiệt độ khi lên né 30 – 320C, ẩm độ 60%. Sau khi chín 3 – 4 ngày có thể thu kén.i) Vệ sinh sau nuôi tằm

    Sau khi bắt tằm chín xong, phân tằm được thu gom mang đi ủ. Nền nhà, dụng cụ nuôi khác được xử lý bằng dung dịch clorua vôi nồng độ 50/00. Sau xử lý 2 – 3 ngày thì rửa nhà bằng nước sạch.


    Lĩnh vực áp dụng:
  • Nông nghiệp và lâm nghiệp
  • Mức độ phát triển: Thương mại hoá
    Phương thức chuyển giao:
  • Chìa khóa trao tay
  • Thỏa thuận với khách hàng
  • Từ khóa:
    Quy trình kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn; Quy trình kỹ thuật nuôi tằm;Kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn;Kỹ thuật nuôi tằm;Chăn nuôi Tằm;Kỹ thuật chăn nuôi;Kỹ thuật Nông nghiệp;
    Bạn có muốn yêu cầu CNTB này không?

    Quay Lại   ||   Sản phẩm cùng loại   ||    Gửi yêu cầu   ||    Thông tin đơn vị   

     Video
    Get the Flash Player to see this player.
    STEM 2016
    mô hình Nông Lâm














    Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
    Số lượt truy cập: 123328120 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
    Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
    Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn