Tối ưu hóa thiết kế cánh tuabin cho vùng tốc độ gió thấp
Hầu hết các thiết kế cánh tuabin gió công suất lớn hiện nay lại chỉ tập trung vào các khu vực có tốc độ gió cao và đang bỏ trống khu vực có tốc độ gió thấp, dẫn đến việc khai thác nguồn năng lượng gió tại các khu vực có tốc độ gió trung bình và thấp còn bị hạn chế.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Viện KHCN Năng lượng và Môi trường (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - VAST) đã đánh dấu bước tiến trong việc thiết kế và chế tạo mẫu cánh tuabin gió dành riêng cho vùng tốc độ gió thấp, cải thiện hiệu suất khí động học so với các thiết kế cánh truyền thống, nhờ ứng dụng phương pháp thiết kế hiện đại bằng phần mềm mô phỏng động lực học chất lưu (CFD) tiên tiến.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã phát triển và chế tạo thành công năm mẫu cánh tuabin gió, từ vật liệu composite, đảm bảo độ bền và hiệu quả trong điều kiện tốc độ gió thấp.
Các kết quả từ “Nghiên cứu thiết kế, mô phỏng và chế tạo mẫu cánh tuabin gió phù hợp với tốc độ gió thấp ở Việt Nam” (mã số: VAST07.01/22-23) đã được công bố trên các tạp chí Energies, Proceedings of the Institution of Civil Engineers, và GMSARN International Journal.
Nguồn: Báo KH&PT số 1340 (số 16/2025)
- Thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ quốc tế thông qua giáo dục và đào tạo (29/04/2025)
- Elecom ra mắt pin sạc natri-ion đầu tiên thế giới (28/04/2025)
- Trung Quốc: Kinh nghiệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu (28/04/2025)
- Ứng dụng công nghệ LIDAR trong quan trắc ô nhiễm không khí (28/04/2025)
- Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa (26/04/2025)
- Công nghệ xử lý rác không phát thải (26/04/2025)
- Nhà khoa học Việt làm đê rỗng ngăn sạt lở bờ sông, biển (26/04/2025)
- GRIP-tape: Cánh tay robot từ thước dây mở ra tương lai thu hoạch nông sản thông minh (25/04/2025)
- Vi khuẩn tạo ra nhựa phân hủy sinh học (25/04/2025)
- Việt Nam có trung tâm dữ liệu đầu tiên đạt công suất trên 100MW (25/04/2025)