Thủ tướng đề nghị Nhật Bản thúc đẩy dự án phóng vệ tinh năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản thúc đẩy triển khai nhanh các hợp tác trọng điểm như dự án phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.
LOTUSat-1, vệ tinh công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam dự kiến phóng lên quỹ đạo vào đầu năm 2025. Sau quá trình thử nghiệm vệ tinh, Chính phủ Nhật Bản sẽ bàn giao quyền quản lý cho Việt Nam vận hành trong 5 năm.
Tại tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản ngày 1/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước. "Điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025", Thủ tướng nói.
Mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1. Ảnh: VNSC
Vệ tinh LOTUSat-1 thuộc dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất". Dự án được khởi công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội từ tháng 9/2012, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam.
LOTUSat- 1 có trọng lượng 600 kg, là vệ tinh công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1 m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ chụp ảnh và cung cấp các thông tin chính xác để ứng phó giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường.
Khác với các vệ tinh quang học, vệ tinh radar có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt khi thời tiết có mây, sương mù, điều kiện thiếu ánh sáng. Dữ liệu cung cấp từ vệ tinh radar này sẽ đóng góp quan trọng cho Việt Nam, trong điều kiện môi trường khí hậu có nhiều mây.
Để khai thác hiệu quả vệ tinh LOTUSat-1, hồi tháng 11/2023 GS.VS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và GS Yamakawa Hiroshi, Chủ tịch Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã ký thỏa thuận thực hiện nghiên cứu khả thi trong hợp tác khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
Theo hợp tác này, hai bên chia sẻ các kinh nghiệm vận hành khai thác vệ tinh LOTUSat-1 trên quỹ đạo, kinh nghiệm vận hành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và tìm phương án chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh.
Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ từ năm 2006. Dưới sự hỗ trợ của JAXA, các kỹ sư của VAST đã nghiên cứu, chế tạo ba vệ tinh siêu nhỏ "Made in Viet Nam" gồm PicoDragon, Nano Dragon và MicroDragon và đã được JAXA hỗ trợ phóng thành công vào quỹ đạo.
Nguồn: vnexpress.net
- Giải pháp tối ưu chip AI đưa sinh viên Việt vào chung kết thế giới (16/04/2025)
- Mạng 5G Viettel có hơn 5,5 triệu người dùng (16/04/2025)
- 'Việt Nam cần hợp tác quốc tế để phát triển AI, bán dẫn' (14/04/2025)
- Sinh viên chế tạo thiết bị chẩn đoán bệnh hô hấp bằng AI (14/04/2025)
- 1.000 chuyên gia, doanh nghiệp AI và bán dẫn sắp đến Việt Nam (14/04/2025)
- Đưa giải pháp xanh và công nghệ mới nổi vào sản xuất vì sự phát triển bền vững (11/04/2025)
- Trung Quốc đạt đột phá mới trong tiến trình nghiên cứu biến nước thành nhiên liệu (11/04/2025)
- Khai trương Cổng Thông tin điện tử sản phẩm đổi mới sáng tạo (11/04/2025)
- Phát triển thành công máy in phun khô đầu tiên trên thế giới (10/04/2025)
- Robot nhận việc chăm sóc người cao tuổi tại Trung Quốc (10/04/2025)
- 20/01/2024 - Khởi động cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024
- 20/01/2024 - Khởi động cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024
- 20/01/2024 - Khởi động cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024
- 20/01/2024 - Khởi động cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024
- 20/01/2024 - Khởi động cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024
- 20/01/2024 - Khởi động cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024
- 20/01/2024 - Khởi động cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024
- 20/01/2024 - Khởi động cuộc thi Sáng kiến khoa học 2024