Starship đến bệ phóng sẵn sàng chuyến thử nghiệm thứ sáu
Mỹ - Công ty SpaceX đưa tàu vũ trụ Starship ra bệ phóng tại Starbase, chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm lần thứ sáu vào ngày 18/11.
Tầng trên thứ sáu của Starship bên cạnh tháp phóng tại Starbase ở Nam Texas. Ảnh: SpaceX
Công ty của Elon Musk hôm 12/11 đã đưa tầng trên cao 50 mét của Starship ra bệ phóng tại Starbase ở miền Nam Texas.
Starship là tên lửa lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo. Phương tiện này bao gồm tầng trên - được gọi là Starship, hoặc "Ship" - và tầng đẩy đầu tiên khổng lồ có tên là Super Heavy. Khi hai bộ phận này được xếp chồng lên nhau, tên lửa cao gần 122 m - kích thước bằng một nửa tháp Eiffel và nặng khoảng 3.000 tấn.
Cả hai tầng của Starship đều được thiết kế để tái sử dụng hoàn toàn và nhanh chóng, một bước đột phá mà SpaceX tin rằng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của du hành và khám phá không gian.
Starship đã bay 5 lần cho đến nay, gồm hai lần trong năm 2023 (tháng 4 và tháng 11) và ba lần từ đầu năm nay (tháng 3, tháng 6 và tháng 10).
Trong chuyến bay gần đây nhất hôm 13/10, SpaceX đã làm nên lịch sử khi bắt thành công tầng đẩy Super Heavy của Starship bằng "đũa" của tháp phóng khoảng 7 phút sau khi cất cánh. Sau đó tầng trên cao 50 m của Starship, hay còn gọi là Ship, đã trở về Trái Đất thành công. Nó hạ cánh xuống một điểm chính xác ở Ấn Độ Dương, cách địa điểm phóng ở Nam Texas nửa vòng Trái Đất. Elon Musk cũng lên kế hoạch thu tàu vũ trụ Starship bằng 'đũa' năm 2025 thay vì hạ cánh xuống biển.
Tập đoàn này đang cố gắng lặp lại kỳ tích này trong chuyến bay 6. Trong khi đó, tầng trên sẽ rơi xuống Ấn Độ Dương, giống như trong chuyến bay 5.
Starship là hệ thống phóng bao gồm phương tiện phóng Super Heavy và tàu vũ trụ Starship ở bên trên. Tên lửa đẩy nằm ở tầng đầu tiên và tàu vũ trụ chở người và hàng hóa nằm ở tầng thứ hai. Nhiệm vụ của tên lửa là đưa tàu Starship tới một điểm trên quỹ đạo, sau đó tàu Starship sẽ bay tiếp bằng động cơ của nó trong khi tên lửa quay trở lại Trái Đất. Cả hai bộ phận đều có thể tái sử dụng.
Tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành SpaceX, cho rằng hệ thống tái sử dụng như vậy sẽ giảm chi phí phóng xuống 10 triệu USD. SpaceX đang tính chi phí chở một kilogram hàng hóa lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 mới hiện nay là 2.300 USD trong khi năm 1981 là 147.000 USD, còn Starship là 100 USD/kg. Theo Musk, con số này rất ấn tượng. Lý do giá thấp đi bởi Starship có thể cung cấp sức mạnh vận chuyển giống như băng chuyền lên quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Nguồn: vnexpress.net
- TP HCM sẽ thử nghiệm phương tiện bay không người lái 100 km/h (23/12/2024)
- Pin kim cương có thể tồn tại hàng nghìn năm (19/12/2024)
- Máy tắm hoàn toàn tự động cho con người (19/12/2024)
- Trung Quốc đạt bước đột phá về vật liệu "tàng hình" (19/12/2024)
- Siêu turbine gió kép 16 MW đi vào hoạt động (18/12/2024)
- Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải (18/12/2024)
- Sinh viên làm máy tách vỏ hạt sen (18/12/2024)
- Gián cyborg khổng lồ có thể gia nhập “đội tìm kiếm và cứu hộ” trong tương lai (17/12/2024)
- Đội quân robot hình người làm việc trong nhà máy Trung Quốc (17/12/2024)
- Công nghệ đột phá dưới lòng đất tạo ra trăm megawatt điện không carbon, bộ năng lượng Mỹ ra cú hích (17/12/2024)