Xây dựng hệ thống sinh thái in vitro ở một số giống lúa chủ lực trong sản xuất ở Việt Nam
10:30 SA,23/06/2017

Nhằm hoàn thiện quy trình tái sinh trên 14 giống lúa phổ biến trong sản xuất ở Việt Nam, nhóm tác giả đến từ Viện Di truyền Nông nghiệp gồm Cao Lệ Quyên, Phạm Thu Hằng, Chu Thị Linh, Nguyễn Thị Lệ Thu, Lê Huy Hàm, Phạm Xuân Hội đã thực hiện nghiên cứu “Xây dựng hệ thống sinh thái in vitro ở một số giống lúa chủ lực trong sản xuất ở Việt Nam”

Để đảm bảo vị thế cường quốc xuất khẩu lúa gạo và đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo, chiến lược tạo ra các giống siêu lúa tập trung với nhiều đặc tính nông sinh học quý (kháng bênh, kháng hạn/mặn, năng suất và chất lượng…) vào các giống chủ lực hiện có là một nhu cầu đúng đắn và cấp thiết. Hiện nay ở nước ta đã có nhiều thành tựu trong công tác lai tạo giống tuy nhiên các phép lai khi quy tụ nhiều tính trạng mong muốn lại làm thay đổi nền di truyền của giống ban đầu, dẫn đến có quá nhiều giống lúa trong sản xuất. Gần đây, kỹ thuật chỉnh sửa hệ gien sử dụng cấu trúc TALEN hoặc CRISPS/Cas9 đã được ứng dụng thành công trong việc cải tạo tính kháng và chất lượng của môt số giống lúa mô hình (Nipponbare cv, Kitakee.) Tuy nhiên khi triển khai trên các giống sản xuất thì kỹ thuật này trên thực tế tồn tại rào cản về quy trình tái sinh do bản chất di truyền của từng giống lúa quy định, đặc biệt là các giống indica (phổ biến trong các giống lúa ở Việt Nam.

Do đó, nhằm hoàn thiện quy trình tái sinh trên 14 giống lúa phổ biến trong sản xuất ở Việt Nam, nhóm tác giả đến từ Viện Di truyền Nông nghiệp gồm Cao Lệ Quyên, Phạm Thu Hằng, Chu Thị Linh, Nguyễn Thị Lệ Thu, Lê Huy Hàm, Phạm Xuân Hội đã thực hiện nghiên cứu “Xây dựng hệ thống sinh thái in vitro ở một số giống lúa chủ lực trong sản xuất ở Việt Nam”

Nhóm tác giả đã sử dụng giống lúa từ số 01 đến số 11 được cung cấp bởi Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và các giống số 12-13 được cung cấp bởi công ty Giống cây trồng Thái Bình và môi trường cơ bản MS (Murashige and Skoog, 1962) với nồng độ 2,4-D dao động 1,5-3 mg/, có 0,5 mg/1 L-prolin, 0,5 mg/1 cazenin để làm nguyên liệu nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng 14 giống lúa có khả năng tạo callus tốt, khả năng tạo callus của các giống lúa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và yếu tố bản chất di truyền, hai yếu tố này tác động đồng thời đến khả năng tạo callus của từng giống lúa, tuy nhiên yếu tố môi trường (nồng độ 2,4 D) có tác động rõ nét hơn. Bảy giống lúa có khả năng tạo callus tốt nhất OM395 (95,20%), OM8017 (96,51%), OM9915 (90,79%), O9916 (95,94%), Bắc thơm số 7 (92,20%), Khang dân 18 (94,35%) và BC15 (92,71%) trên môi trường có bổ sung 1,5 mg/l và 3 mg/12,4D. Khả năng ảnh tái sinh của 14 giống lúa cũng bị ảnh hưởng riêng rẽ và đồng thời giữa hai yếu tố môi trường và bản chất di truyền, tuy nhiên bản chất giống lại có ý nghĩa quyết định đến khả năng tái sinh của từng giống lúa. Giống lúa Jamin, Bắc thơm số 7, Khang dân 18 và BC15 có khả năng tái sinh tốt trên 4 loại môi trường đã khảo sát (trên 50%). Ba giống Bắc thơm số 7, Khang dân 18 và BC15.

Nguồn: Theo Tạp chí NN&PTNT, số 01 năm 2017

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn