Phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Corticium salmonicolor gây bệnh trên cây cao su
10:07 SA,23/06/2017

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Hồng Anh, Võ Đình Quang, Nguyễn Thị Liên thuộc Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP.Hồ Chí Minh và Lương Thị Thu Hằng thuộc Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Cao su là một trong những cây công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển và tăng diện tích cây cao su đang gặp những khó khăn, trong đó khó nhất là phòng và trị bệnh cho cây. Trong số các bệnh thường gặp thì bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor gây ra là một bệnh phổ biến. Trong nghiên cứu này, từ 20 mẫu đất vườn cao su và đất tự nhiên đã phân lập được 65 chủng nấm mốc và 288 chủng xạ khuẩn. Khả năng đối kháng của 65 chủng nấm mốc đối với sự phát triển của nấm hồng biến động rất lớn theo thời gian, trong đó có 2 chủng PT15G9 và CT14G1 đối kháng 100% với nấm hồng chỉ sau 7 ngày nuôi cấy và chủng PC4G8 đối kháng 76% với nấm hồng sau 28 ngày nuôi cấy. Dựa vào đặc điểm khuẩn lạc trên thạch, quan sát đặc điểm vi học; dựa vào khóa phân loại của Robert A. Samson (1984) và của Bergey (1994) có thể xác định chủng PC4G8 là nấm Aspergillus sp., chủng CT14G1 là nấm trichoderma sp., chủng PC15G9 là xạ khuẩn kibdelosporangium sp. Việc kết hợp cả 3 chủng này là ức chế mạnh nhất sự phát triển của nấm hồng trên đoạn cắt thân cao su.

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam số 2B (Tháng 02/2017)

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn