Nhận xét các phương pháp điều trị gãy hở hai xương cẳng chân ở người lớn tại bệnh viện Việt Đức
10:39 SA,22/06/2017

Nghiên cứu do các tác giả Phạm Văn Nguyên và Trần Trung Dũng – Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện.

Gãy hở hai xương cẳng chân là loại gãy xương đang được chú ý do nhiều về số lượng theo thống kê tại Bệnh viện Việt Đức trong 6 tháng đầu năm 1993, gãy hở hai xương cẳng chân chiếm 37,2%, trong các trường hợp gãy hở xương dài. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý và tính chất tổn thương đa dạng, phức tạp. Có đầy đủ mọi biến chứng trong gãy xương cần phát hiện và xử trí kịp thời. Chẩn đoán gãy hở hai xương cẳng chân dễ nhưng tiên lượng đánh giá đúng mức độ tổn thương từ đó lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý để hạn chế những biến chứng và di chứng.

100 bệnh nhân được chẩn đoán gãy hở 2 xương cẳng chân và điều trị nội trú tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013. Tuổi thấp nhất là 17 tuổi và cao nhất là 89 tuổi với độ tuổi trung bình là 37,25 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông chiếm 81%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nam/nữ là 3,17/1. Nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm 81% số trường hợp. Trên lâm sàng theo phân độ gãy hở của Gustilo gãy hở độ III chiếm 62%. Phương pháp cắt lọc, kết hợp xương cố định ngoại vi (khung FESSA) là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong gãy xương hở (chiếm 52%). Gãy hở hai xương cẳng chân ở nam nhiều hơn ở nữ, chủ yếu là do tai nạn giao thông cố định ngoại vi với khung FESSA vẫn là phương pháp được lựa chọn hàng đầu cố định xương gãy trong gãy xương hở.

   Nguồn: Tạp chí y học thực hành

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn