Diệt trừ muỗi sốt rét nhờ nấm biến đổi gen mang nọc độc của nhện và bọ cạp
10:36 SA,22/06/2017

Trong cuộc chiến chống lại vi trùng sốt rét, các nhà khoa học không chỉ tầm soát dịch bệnh, mà còn phải đảm bảo các giải pháp đưa ra chỉ tác động trực tiếp đến sinh vật gây hại mà không tác động đến môi trường. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Maryland dựa trên một loài nấm có thể đáp ứng các yêu cầu trên.

Loại nấm xâm nhập vào cơ thể côn trùng thông qua các bào tử, các bào tử này thường xuất hiện trên lớp da côn trùng, trong trường hợp gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nảy mầm và tiêu diệt côn trùng.

Dù vậy trong tự nhiên, để nấm có thể gây ảnh hưởng trên loài côn trùng này đòi hỏi phải có một lượng bào tử nhất định, và điều này thường không khả thi trong điều kiện thực tế. Vì vậy các nhà khoa học đã biến đổi gen để nấm mang nọc độc ở loài bò cạp châu phi và nhện úc nhằm tăng hiệu quả diệt trừ loài muỗi gây hại.

Nghiên cứu trên đã tạo ra một loại "siêu nấm" với sức mạnh diệt trừ loài muỗi chỉ với một bào tử. Khi muỗi bị chết đi, nấm sẽ phát triển trên lớp biểu bì và sản sinh các bào tử ở đó, và lây lan trên các thế hệ kế tiếp của muỗi sốt rét.

Nguồn: Sở KH&CN Cần Thơ

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn