Nghiên cứu về tác động của ánh sáng đối với hành vi chích ở muỗi
10:30 SA,22/06/2017

Nghiên cứu về tác động của ánh sáng đối với hành vi chích ở muỗi

Ban ngày, hầu hết các loài muỗi đều thụ động, một nghiên cứu cho rằng sử dụng ánh sáng mặt trời nhân tạo có thể đẩy lùi sự hoạt động của muỗi khi đêm xuống vừa được thực hiện bởi các nhà khoa học Đại học Notre Dame.

Dẫn đầu nghiên cứu là Gs. Giles Duffield, nghiên cứu được thực hiện trên muỗi Anofen, một loài muỗi truyền bệnh sốt rét chủ yếu ở Châu Phi.

Trong phòng lab, nhóm nghiên cứu đã đặt một nhóm muỗi trong một chiếc hộp kín và tối, trong khi nhóm muỗi còn lại được cho tiếp xúc với ánh sáng 10 phút trước khi đêm xuống.

Trong suốt 12 tiếng, cứ mỗi hai tiếng, các nhà khoa học kiểm tra nhóm muỗi có xu hướng tấn công các cánh tay của người tình nguyện. Thậm chí suốt 4 tiếng trong đêm, nhóm muỗi tiếp xúc ánh sáng có số lần chích ít hơn đáng kể so với nhóm còn lại.

Trong một phiên bản thí nghiệm khác, muỗi sẽ được cho tiếp xúc với ánh sáng sau mỗi hai giờ, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu hết số lần chích đều được thực hiện trong bóng tối. Tuy nhiên nếu bật đèn sáng suốt đêm, muỗi cũng sẽ dần quen với việc hoạt động dưới ánh đèn.

Các nhà khoa học hi vọng nghiên cứu có thể áp dụng cho người dân Châu Phi, hoặc những nơi mà các căn bệnh truyền nhiễm từ muỗi hoành hành. Tuy nhiên, việc bật đèn mỗi hai giờ một lần có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một giải pháp hiệu quả hơn đó là sử dụng bước sóng ánh sáng nhỏ hơn, như tia hồng ngoại.

Nghiên cứu được xuất bản trên tờ Parasites and Vectors.

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn