Máy tính lượng tử đầu tiên trên thế giới có gì đặc biệt?
4:20 CH,30/05/2017

Theo thông tin trên báo Sài Gòn giải phóng, hai nhà vật lý lượng tử hàng đầu của Trung Quốc là Pan Jianwei và Lu Chaoyang thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, đã phát triển được nguồn năng lượng hạt photon đơn lẻ.

Báo Tin tức đưa tin, hiện tại hai nhà khoa học này đang sử dụng nguồn năng lượng từ hạt photon với hiệu suất cao và mạch photon có thể lập trình bằng điện tử nhằm thiết lập nguyên mẫu máy tính lượng tử với nhiều hạt photon để thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu hạt Boson. Theo nhóm của Pan Jianwei, kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ lấy mẫu của nguyên mẫu này nhanh hơn các máy tính quốc tế tới 24.000 lần.

Ông Pan Jianwei nhấn mạnh máy tính lượng tử nguyên mẫu nhanh hơn từ 10-100 lần so với máy tính điện tử đầu tiên ENIAC và máy tính bán dẫn đầu tiên TRADIC khi thực hiện các thuật toán truyền thống.

Đây là máy tính lượng tử đầu tiên chỉ dựa trên các hạt photon đơn lẻ có thể vượt qua máy tính truyền thống đời đầu, qua đó mở đường giúp máy tính lượng tử đánh bại các máy tính truyền thống. Kết quả này cũng đã được công bố trực tuyến trên số mới nhất của tạp khí khoa học Nature Photonics trong tuần này.

Báo điện tử VTV đưa tin, nhiều nhà khoa học trên thế giới tin tưởng chiếc máy tính lượng tử này có thể tính toán nhanh hơn tất cả các siêu máy tính hiện đại ngày nay. Việc xử lý các hiệu ứng vướng víu của các lượng tử là cốt lõi của công nghệ máy tính lượng tử và đang là tâm điểm cuộc thi quốc tế về nghiên cứu máy tính lượng tử.

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong hai thập kỷ qua, nhưng việc thiết lập các cỗ máy lượng tử có thể vận hành vượt trội hơn các máy tính truyền thống trong một số nhiệm vụ nhất định vẫn còn là thách thức.

Nguồn: Vietq
Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn