Các giải pháp công trình ngăn chặn nước ngập mặn
3:20 CH,21/03/2016

Đập trụ đỡ là công trình ngăn sông gồm các trụ bằng bê tông cốt thép có móng cọc cắm sâu vào nền, giữa các trụ là dầm đỡ van liên kết với trụ. Dưới dầm đỡ van và trụ là cừ chống thấm cắm vào nền, các thanh cừ liên kết kín nước với nhau, đỉnh cừ liên kết với dầm van và trụ, trên dầm van là cửa van kết hợp với các trụ để điều tiết nước. Cửa van sử dụng trong đập trụ đỡ có thể là cửa van Clape trục trên, của van Clape trục dưới, cửa van phẳng, cửa van cánh cửa tự động thuỷ lực, cửa van cung, cửa van cao su hay cửa van phao các loại, cửa van được vận hành đóng mở bằng thiết bị đóng mở.   
        
Mặc dầu có dáng vẻ đẹp và khá độc đáo nhưng  ảnh trên không phải là một công trình kiến trúc thông thường như căn hộ, văn phòng... Đấy là một công trình kiến trúc hơi đặc biệt,  phần bao che bộ phận điều khiển hệ thống cửa van của một cống đập ngăn mặn. Bộ phận này cũng được đặt phía trên trụ pin được bao che kín để việc quản lý vận hành luôn thuận tiện ngay cả khi thời tiết giá lạnh hay giông bão. Những chuyên gia thiết kế Nhật Bản đã rất chú trọng nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình thuỷ lợi, tạo nên một danh thắng  trên sông.

Âu ngăn mặn Hiram M. Chittenden được xây dựng năm 1906 và được sửa chữa, nâng cấp gần đây nhất vào năm 1978. Âu được đặt ở cửa sông nối các hồ nước ngọt bên trong TP cảng Seattle (bang Washington, Hoa Kỳ) và biển Thái Bình Dương. Âu có nhiệm vụ: giữ mức nước ngọt trong các hồ bên trong TP ở cao trình khoảng 6 – 7m (so với măt nước biển); duy trì vùng nước lợ vùng cửa sông, cho tàu bè qua lại.


Công trình có 2 cửa (1 và 2) và 2 van (thông với hồ và thông với biển), tàu thuyền từ hồ đi ra biển vào khoang điều tiết (trước cửa 1), cửa 2 và van thông với biển đóng lại, nước từ phía cao chảy xuống đầy khoang giữa 1 và 2.Thuyền di chuyển sang vị trí giữa cửa 1 và 2. Tiếp theo cửa 1 và van thông với hồ được đóng lại, van thông với biển được mở ra, nước chảy từ khoang chờ ra biển, mực nước khoang chờ hạ xuống bằng mực nước biển, cửa 2 mở và tàu đi ra biển. Quá trình tàu từ biển vào hồ vận hành theo chiều ngược lại.

Đập xà lan có 2 dạng:

+ Đập xà lan dạng hộp phao: Kết cấu chính gồm hộp đáy, trụ pin là các hộp phao rỗng, bên trong được chia thành nhiều khoang hầm bởi hệ thống tường vách bê tông cốt thép, giữa hai trụ pin có gắn cửa van để điều tiết nước.

Đập xà lan bản dầm: Kết cấu bản đáy, trụ pin là các bản dầm đổ liền khối tạo thành hộp phao hở, giữa hai trụ pin có gắn cửa van để điều tiết nước.

  Cả 2 dạng đều là phao có thể nổi trên nước. Khi có yêu cầu về thay đổi vị trí, công trình có thể nổi lên nhờ hút nước ra và dùng tàu kéo di chuyển đến vị trí lắp đặt khác. Đập xà lan có thể đặt trên nền đất yếu, hoặc đặt trên nền đất đã xử lý. Đập xà lan được chế tạo trong hố móng, ở nhà máy hoặc trên ụ nổi tại một vị trí thuận lợi ở nơi khác, hạ thủy công trình và lai dắt đến vị trí xây dựng, định vị chính xác vào vị trí, bơm nước vào để hạ chìm đập xuống trên nền đã được chuẩn bị trước. Cuối cùng, tiến hành thi công phần mang cống, lòng dẫn và lắp đặt cửa van.


Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển với tác dụng chắn sóng, gió có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường bờ biển, đê điều, tăng khả năng chống chọi với tác động của thay đổi khí hậu. Đặc biệt, rừng ngập mặn có vai trò bảo vệ đới bờ và cửa sông, hạn chế xói lở và tác hại của bão, sóng đối với hệ thống đê biển, góp phần làm hạn chế biển lấn, biển tiến làm mặn đất nông nghiệp.


Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, một khu rừng ngập mặn có chiều rộng 100m có thể làm giảm 50% chiều cao của sóng triều và giảm 50% năng lượng của sóng. Nhờ có hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất, rừng ngập mặn có thể làm chậm dòng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Các cây con, quả và hạt có khả năng sống dài ngày trong nước nên cây ngập mặn sẽ phát tán rộng vào đất liền khi nước biển dâng ngập các vùng đó.


Khi rừng ngập mặn tự nhiên được bảo vệ hoặc các rừng trồng đủ rộng, sẽ tạo thành những bức tường vững chắc, bảo vệ bờ biển và chân đê khỏi bị xói lở do bão lụt và nước biển dâng.

Nguồn: Techmart



Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn