Phát hiện con đường vận chuyển cholesterol trong tế bào
3:12 CH,30/10/2015

Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Sự sống thuộc trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc mới đây đã phát hiện ra một con đường mới dành để vận chuyển cholesterol trong tế bào, phát hiện này mang lại một giá trị quan trọng trong ứng dụng lâm sàng.

Cholesterol là một loại phân tử lipid rất quan trọng trong tế bào, nó được phân bố không đồng đều và chuyển động với tốc độ cao, điều này ảnh hưởng đến sự duy trì hoạt động sống của tế bào. Đối với vấn đề này, các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị thông minh để tiến hành sàng lọc toàn bộ gen, từ đó chọn ra được hơn 300 loại gen có liên quan đến quá trình vận chuyển của cholesterol, từ đó phát hiện lysosome thông qua con đường tiếp xúc tương hỗ với peroxisome để ảnh hưởng đến sự di truyền của cholesterol. Các nhà khoa học đã tìm ra hai phân tử khiến lysosome tiếp xúc được với peroxisome, đó là protein Syt7 và phospholipid PI (4,5) P2, từ đó dễ dàng giải thích được cơ chế phân tử của nó. 

Được biết, sự thiếu hụt chức năng của peroxisome sẽ gây ra chứng rối loạn peroxisome, khiến chức năng của hệ thống thần kinh bị hạn chế, hiện nay vẫn chưa có liệu pháp điều trì phù hợp nào. Nghiên cứu này đầu tiên phá hiện ra sự tích tụ một lượng lớn của cholesterol trong tế bảo ở người và chuột thực nghiệm sẽ ảnh hưởng đến triệu chứng thần kinh. Nhóm nghiên cứu cho biết, sự tích tụ cholesterol là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn peroxisome. Các nhà khoa học đang tiến hành cải tiến liệu pháp điều trị và tìm ra cơ chế của những bệnh về di truyền, việc tìm ra một con đường vận chuyển cholesterol trong tế bào đã mang đến một giá trị ứng dụng lớn trong lâm sàng. 

Nguồn: Nasati, 8/2015.

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn