Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm
3:56 CH,23/07/2015

Để tạo tiền đề cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp; tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn (TC) quốc gia; bảo đảm tính tương thích với yêu cầu kỹ thuật của các nước, từ đó sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài…; việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hài hòa nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là mục tiêu quan trọng cấp bách hiện nay.

Bộ Công Thương vừa thông báo về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia về nghiên cứu xây dựng hệ thống TC được hài hòa hóa trong khu vực ASEAN phục vụ công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp cao su phù hợp với lộ trình tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint).

Đây là nhiệm vụ thuộc Đề án “Thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015” và là đề tài lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam ở quy mô cấp nhà nước. Đề án do Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu – Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam thực hiện.

Mục tiêu của nhiệm vụ nhằm nghiên cứu quy trình chế tạo xúc tác kim loại quý mang trên chất nền đặc biệt graphen (loại vật liệu mới siêu mỏng, siêu phẳng, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và có độ bền cao); ứng dụng làm xúc tác cho phản ứng oxi hóa, hydro hóa và trong pin nhiên liệu DMFC; góp phần hạ giá thành sản phẩm pin nhiên liệu, nhờ giảm lượng kim loại quý sử dụng trong pin. Cụ thể: nghiên cứu làm chủ quy trình chế tạo graphen, làm chủ quy trình chế tạo xúc tác kim loại quý/graphen và chế tạo được mô hình pin nhiên liệu DMFC sử dụng các điện cực có phủ xúc tác kim loại quý/graphen.

Theo đó, các nhà khoa học đã hoàn thành các sản phẩm gồm: báo cáo kết quả nghiên cứu; lộ trình hài hóa hóa TC các sản phẩm cao su trong khối ASEAN; kế hoạch xây dựng hệ thống TC; đánh giá năng lực hệ thống các phòng thử nghiệm của Việt Nam phục vụ việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) giữa các nước ASEAN trong ngành công nghiệp cao su.

Việc xây dựng hệ thống TC quốc gia được hài hòa hóa sẽ giúp chúng ta tiếp cận với trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới, thể hiện trong các TC quốc tế, khu vực và TC nhà nước tương ứng. Kết quả này sẽ giúp các nhà xuất khẩu có cơ hội tốt trong giao thương trên thị trường nhập khẩu thế giới và hạn chế rủi ro. Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước trong việc xem xét, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với môi trường đầu tư theo hướng hấp dẫn, bình đẳng hơn.

Những tác động tích cực cơ bản của sự hài hòa trong TC đã làm quá trình trao đổi thông tin về TC chất lượng nhanh hơn; giúp các nhà kinh doanh có định hướng tốt hơn trong chiến lược về sản phẩm; thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình hài hòa TC tiếp tục; tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp; tiết kiệm thời gian, chi phí cho nghiên cứu, xây dựng TC quốc gia; bảo đảm tính tương thích với yêu cầu kỹ thuật của các nước, từ đó sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài; tạo sự tương đồng với những quy định được thiết lập dựa trên các TC quốc tế  về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ môi trường liên quan đến sản phẩm.

Hài hòa TC là tiền đề hội nhập kinh tế. Việc chuyển đổi hệ thống TC Việt Nam trở thành một hệ thống TC có trình độ khoa học - kỹ thuật và mức độ hài hòa cao với TC quốc tế, khu vực và TC nhà nước tiên tiến sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nguồn: NASATI, ngày 9/7/2015.

 

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn