Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đén khu hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất các giải pháp bảo vệ
1:20 CH,25/12/2014

Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đén khu hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất các giải pháp bảo vệ” do TS. Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Viện môi trường và tại nguyên - Địa học Quốc gia Tp.HCM làm chủ nhiệm.

Cần Giờ với hệ tài nguyên, môi trường phong phú và nhạy cảm, với khu rừng ngập mặn (RNM) đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, là lá phổi xanh của TP.HCM, theo dự báo cũng sẽ là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH). RNM Cần Giờ tuy có chức năng chính là phòng hộ ven biển nhưng bản thân chúng cũng rất dễ bị tổn thương với những tác động của BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng mực nước biển. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến khu hệ thực vật RNM Cần Giờ và đề xuất các giải pháp bảo vệ phù hợp.

Đề tài cũng tính toán trong trường hợp tốc độ bồi tụ trầm tích tự nhiên bằng với tốc độ lún cơ học, với 3 kịch bản nước biển dâng nêu trên, diện tích RNM Cần Giờ bị giảm lần lượt là 185,4 ha (0,58%), 843,7 ha (2,64%) và 2.238,8 ha (7%).

Đề tài đã đề xuất các giải pháp trước mắt và chiến lược lâu dài để bảo vệ và nâng cao khả năng phục hồi RNM Cần Giờ trước những tác động bất lợi của BĐKH. Trước mắt cần xúc tiến tái sinh, trồng thêm RNM ở các khu vực bãi bồi; làm giàu rừng, trồng bổ sung thêm một số loài cây khác, chuyển dần sang rừng hỗn giao đa loài, đa tầng tán; nạo vét kênh rạch hoặc đào thêm kênh mương dẫn nước mới để gia tăng mức độ lưu thông dòng chảy trong rừng; lập kế hoạch di dời và bảo tồn các quần xã rừng nước lợ như bần chua, dừa nước, vẹt dù... Về lâu dài, có thể áp dụng các chiến lược dàn trải rủi ro để giải quyết những bất ổn về BĐKH; xác định và bảo vệ các khu vực then chốt có thể chống chịu với BĐKH và mực nước biển dâng; quản lý các sức ép do con người tạo ra lên RNM; thiết lập vành đai xanh và các vùng đệm để dành chỗ cho sự di chuyển của RNM đáp lại sự gia tăng mực nước biển; quản lý các hoạt động trong lưu vực có ảnh hưởng đến độ cao trầm tích của RNM và bảo vệ khả năng kết nối tự nhiên giữa RNM với các nguồn nước ngọt và phù sa; thiết lập cơ sở dữ liệu nền và giám sát sự phản ứng lại của RNM đối với BĐKH.

Nguồn: STINFO Số 12/2014
Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn