Xử lý dịch quả để sản xuất rượu vang
10:51 SA,22/12/2014

Tên giải pháp hữu ích: Xử lý dịch quả để sản xuất rượu vang

Tác giả: Trần Thị Châu;

Địa chỉ: 301 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Khó khăn khi sử dụng dịch ép trực tiếp từ quả tươi để sản xuất rượu vang là các chất protopectin, pectin, xelluloza, tinh bột… trong quả tạo mối liên kết khiến dịch quả khó thoát ra, hiệu quả kinh tế thấp. Trong đó pectin và các thành phần keo còn khiến rượu vang bị đục khi bảo quản. Đồng thời hiệu suất trích ly hương và màu trong quả kém nên màu rượu không đẹp.

Giải pháp hữu ích đề xuất quy trình xử lý dịch quả bằng công nghệ sinh học, sử dụng hệ hỗn hợp enzym pectinaza và arabanaza để làm trong dịch quả, tăng độ ổn định của dịch quả, sản xuất rượu vang chất lượng cao. Việc sử dụng enzym cho phép nâng cao hiệu suất thu hồi dịch quả, trích ly được các chất màu, tanin và những chất hòa tan khác triệt để hơn. Enzym đặc hiệu cũng giúp loại bỏ pectin và các chất gây đục khác, tăng độ trong của dịch quả, kéo dài thời gian ổn định của rượu và giữ được độ trong sau 1 năm bảo quản.

Rượu vang lên men từ dịch quả xử lý theo phương pháp trên có mùi vị, màu sắc tốt, không phải sử dụng thêm nhiều biện pháp hoàn thiện mà vẫn có thành phẩm chất lượng cao. Giải pháp hữu ích có thể áp dụng cho các loại quả sẵn có ở Việt Nam như dâu tằm, nho, mận, dứa, táo mèo…

Nguồn: STINFO, Số 11/2014
Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn