Khoáng vật dồi dào nhất thế giới đã có tên
11:23 SA,16/12/2014

Các nhà địa chất ở Hoa Kỳ đã tìm thấy một mẫu khoáng vật dồi dào nhất thế giới được cấu thành từ silicate sắt - magiê mật độ cao và đặt tên cho nó là bridgmanite. Trong báo cáo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Science, các nhà khoa học mô tả cách phân tích mẫu khoáng vật trong thiên thạch.

 Khoáng vật bridgmanite tạo nên khoảng 70% lớp bên dưới của Trái đất, chiếm 38% tổng thể tích Trái đất. Nhưng nó không tồn tại trên bất cứ hành tinh nào khác và ít ra không hiện diện trong các mẫu được tìm thấy. Trước đây, khoáng vật được gọi là perovskite theo các qui tắc của Hội khoáng vật quốc tế, đó là một khoáng vật không được đặt tên chính thức khi mẫu vật tìm thấy được kiểm tra lần đầu bằng tay. Tên mới đặt cho khoáng vật vinh danh Percy Bridgman, người đi tiên phong trong việc sử dụng thí nghiệm áp lực cao để tìm hiểu rõ cách hình thành địa chất.

 Vì các nhà khoa học không thể đào các lớp bên dưới Trái đất để thu thập mẫu khoáng vật, do đó, họ phải tìm kiếm mẫu vật từ các nguồn khác. Nghiên cứu trước đây cho thấy nó có thể tồn tại khi hai thiên thể va chạm nhau, sóng va chạm có thể tạo áp lực lớn ở mức cần thiết. Vụ va chạm đó làm hỏng cả 2 máy gia tốc hạt, các mảnh vỡ sẽ văng ra không gian, một số mảnh rơi xuống Trái đất dưới dạng thiên thạch. Trong nỗ lực mới đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu một thiên thạch có thể đã rơi xuống Trái đất vào đúng vị trí của đất nước Ôxtrâylia năm 1879.

 Vì sử dụng kỹ thuật nhiễu xạ điện tử để tìm dấu vết của perovskite, nên các nhà khoa học đã làm cho nó bị phá hủy. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng thử nghiệm khác, ít phá hủy hơn liên quan đến dùng chùm tia X hội tụ  ít cùng với kính hiển vi điện tử. Cuối cùng, họ đã phân tích được mẫu vật và khẳng định khoáng vật này chính là perovskite.

 Các nhà nghiên cứu lưu ý mẫu khoáng vật chứa nhiều natri và axit ferric hơn mức dự báo. Phát hiện mới thúc đẩy nghiên cứu địa chất trong tương lai và thậm chí có thể cung cấp manh mối về những gì diễn ra khi các thiên thể va chạm nhau và hỗ trợ tìm hiểu sâu hơn về sự hình thành của vũ trụ.

Nguồn : NASATI, 3/12/2014

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn