Máy tróc vỏ và thái sắn
11:36 SA,26/09/2014

Tên sáng chế: Máy tróc vỏ và thái sắn

Tác giả: Lâm Văn Liêm

Địa chỉ:Thôn Ruồng, xã vùng cao Đèo Gia, Lục Ngạn - Bắc Giang

Với mong muốn làm sao giải phóng được bớt sức lao động cho gia đình đỡ khổ, đầu năm 2007, Lâm Văn Liêm đã bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo chiếc máy tróc vỏ - thái sắn. Chẳng cần bản vẽ kỹ thuật, Liêm chỉ mường tượng trong đầu chiếc máy cần có hai phần: phần 1 là lồng đựng tróc vỏ sắn phải làm sao cho bên trong gồ ghề để khi quay lồng, sắn quay theo va vào thành lồng trượt vỏ sắn ra; phần 2 là khung máy và thái sắn, phải thiết kế làm sao cho máy thái cùng lúc được nhiều củ sắn và người làm không bị đau lưng. Sự hoạt động của lồng quay tróc vỏ và máy thái sắn dựa vào lực vòng quay của mô tơ điện qua các dây tải dòng dọc.

Vậy là Liêm bắt tay vào chế tạo máy. Ban đầu lồng tróc vỏ sắn được Liêm đóng bằng cây giàng, nhưng khi hoạt động thử thấy độ bền và hiệu quả không cao nên đổi bằng gỗ. Các thanh gỗ được đẽo theo hình chữ V và ghép lại với nhau thành hình tròn, mặt ngoài phẳng, mặt trong nhọn. Trên lồng cửa đóng mở được để đổ sắn vào và lấy sắn ra. Còn phần khung máy thái sắn, Liêm mua sắt về và thuê máy hàn để tự gia công. Sau hơn 6 tháng miệt mài lao động sáng tạo, nhiều đêm Liêm thức trắng, cuối cùng chiếc máy cũng được hoàn thành. Vụ sắn năm 2007, chiếc máy của Liêm đã phát huy hiệu quả với công suất rất cao. Chỉ cần ba lao động làm cùng với máy tróc vỏ - thái sắn, trung bình mỗi ngày cũng có thể tróc và thái được khoảng 14 tấn sắn tươi, tương đương với công sức của 100 người lao động thủ công.

Nguồn: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, ngày 23/9/2014
Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn