Nhân lực phát triển làng nghề: Thực trạng, nhu cầu và giải pháp
10:56 SA,29/06/2011

        Ngày 29/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 1956/QĐ-TTg về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, với tổng kinh phí khoảng 24.000 tỷ đồng. Trong đó mục tiêu năm 2010, bình quân dạy nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Quyết định cũng chỉ rõ, chất lượng và hiệu quả dạy nghề phải đạt 70- 90% lao động qua đào tạo có việc làm đúng nghề, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
      Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của Đề án, trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tổ chức thí điểm các mô hình đào tạo nghề để xác định cách thức tổ chức đào tạo, từ đó tổng kết nhân rộng trong những năm tiếp theo…
      Hiện nay, cả nước có 2.790 làng nghề, với 11 triệu lao động, tạo ra các sản phẩm đa dạng và phong phú. Nhưng đáng lo ngại, các làng nghề đang đứng trước nguy cơ suy giảm và mai một… Việc thiếu nhân lực kỹ thuật của các làng nghề ngày càng trở lên trầm trọng, do lao động có tay nghề đang chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương càng làm cho việc duy trì và phát triển làng nghề thêm khó khăn. Bởi vậy, trong thời gian qua, Tổng cục Dạy nghề đã tập trung chỉ đạo thí điểm đào tạo lao động kỹ thuật của các làng nghề nhằm góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho các làng nghề. Kết quả, đã tổ chức thí điểm mở 119 lớp với 2.465 lao động thuộc 36 ngành nghề.
      Qua hội thảo nhằm đúc rút những kinh nghiệm, vạch ra những cơ sở định hướng hoạch định chính sách, giải pháp phát triển nhân lực phục vụ làng nghề đến năm 2020, với phương châm “mỗi xã có một sản phẩm truyền thống”. 

 

Nguồn: “HNM online”, 28/6/2011

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn