Phòng thí nghiệm sâu 2.500m dưới nước
4:40 CH,05/04/2023


Nguyễn Hoàng Nam - sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) - chia sẻ các nguồn thức ăn thừa có thể xuất phát từ nhà hàng, khách sạn, các chuỗi siêu thị và ngay tại hộ gia đình.


Từ đó, nhóm gồm các thành viên khoa hóa, điện thuộc Trường đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) bắt tay thiết kế và tạo ra một chiếc máy có thể xử lý thức ăn thừa thành phân bón. Tất cả các tính năng được tích hợp trong một chiếc máy nhỏ gọn.


Đầu trên của máy là bộ răng nghiền, có nhiệm vụ cắt nhỏ vụn phần thức ăn thừa đưa vào máy. Hỗn hợp sau đó sẽ được đi qua hệ thống tách hơi nước, giảm mùi, bổ sung vi sinh và "đầu cuối" là bộ phận ép thành phân bón.

"Phân bón này được bổ sung chế phẩm vi sinh mà chúng mình dự định nghiên cứu trong tương lai để có thể hỗ trợ cải thiện năng suất cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp", Hoàng Nam nói và chia sẻ nhóm mất 5 tháng từ khi lên ý tưởng cho đến lúc ra được mẫu máy đầu tiên.


Loại thức ăn thừa đầu tiên được nhóm thử nghiệm là rau quả thừa đã thành công.


Hiện, chi phí để nhóm của Hoàng Nam làm chiếc máy xử lý thức ăn thừa này khoảng 10 triệu đồng/máy. Theo Nam, giá cả này khá phù hợp với những hộ kinh doanh, các quán ăn quy mô vừa.


"Một số quán ăn ở Đà Nẵng đã liên hệ với tụi mình với mong muốn thử nghiệm sản phẩm này", Nam nói.

Sản phẩm của nhóm sinh viên Đà Nẵng là một trong 28 dự án trong buổi trưng bày Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh (IEC) tổ chức sáng 5-4 tại TP.HCM.


Hoạt động do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ và Đại học bang Arizona, Chương trình STEM của Dow Việt Nam tổ chức.


Tại đây, các đội sinh viên tới từ các trường đại học kỹ thuật công nghệ tại Việt Nam phát triển các dự án đổi mới sáng tạo để cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề thực tiễn...


Một dự án nổi bật khác là của nhóm sinh viên Trường đại học Cần Thơ, đem đến hệ thống tuần hoàn nước cho vuông tôm.


Nước trong vuông tôm sẽ lần lượt đi qua nhiều bộ lọc: bể lọc chất rắn lớn, bể lọc phù sa, bể lọc chất rắn nhỏ, bể lọc hóa chất nguy hại cho tôm… Nước bẩn từ vuông tôm sau khi đi hết vòng tuần hoàn sẽ trở thành nước sạch và đổ về trả lại cho chính vuông tôm ấy.

Võ Linh Tâm - sinh viên Trường đại học Cần Thơ, thành viên nhóm dự án - chia sẻ thêm từ mô hình này, nhóm đã triển khai một mô hình ở quy mô thực. Hệ thống có khả năng tích hợp dễ dàng tất cả các loại cảm biến hiện có trên thị trường, dễ dàng lắp đặt và sử dụng trên các mô hình ao nuôi khác nhau.


Hệ thống cũng sẽ được tích hợp thêm các ứng dụng AI, IOT giúp theo dõi, cảnh báo các trường hợp bất thường.

Nguồn: tuoitre.vn


Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn