Công nghệ mới có thể tạo ra năng lượng mặt trời ngay cả vào ban đêm bằng cách 'bắt' bức xạ nhiệt từ trái đất
4:28 CH,01/12/2022

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales ở Sydney, Úc đã có thể tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng công nghệ có thể nhìn thấy trong kính nhìn ban đêm.

Quá trình này, được mô tả là “nhiệt tỏa ra dưới dạng ánh sáng hồng ngoại bởi một thiết bị bán dẫn gọi là đi-ốt nhiệt phân cực”, tạo ra một lượng nhỏ năng lượng. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể được điều chỉnh để tạo ra nhiều năng lượng điện hơn trong tương lai bằng cách sử dụng công nghệ quang điện hiện có.

“Quang điện, sự chuyển đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành điện năng, là một quá trình nhân tạo mà con người đã phát triển để chuyển đổi quang năng thành điện năng”.

"Theo nghĩa đó, quá trình phát xạ nhiệt cũng tương tự; chúng ta đang chuyển hướng năng lượng truyền trong tia hồng ngoại từ Trái đất ấm sang Vũ trụ lạnh"

Trong khi năng lượng mặt trời hiện được sản xuất bằng cách khai thác ánh sáng mặt trời, công nghệ mới sẽ sử dụng năng lượng mà trái đất hấp thụ vào ban ngày và bức xạ trở lại vào ban đêm.

Nguồn: https://www.wionews.com

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn