Vi khuẩn tía quang hợp làm thức ăn cho thủy sản
4:09 CH,19/08/2020

Chế phẩm do TS Đỗ Thị Liên và các cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phân lập là nguồn thức ăn mới góp phần đảm bảo chất lượng, số lượng thức ăn cho con giống loài hai mảnh vỏ. 

Thức ăn cho con giống các loài hai mảnh vỏ được người dân sử dụng phổ biến hiện nay là vi tảo, nấm men và thức ăn tổng hợp. Trong đó, thức ăn phổ biến nhất là vi tảo, chúng có thành phần dinh dưỡng cao, ít gây ô nhiễm nước. Tuy nhiên, việc sản xuất sinh khối các loài tảo này trong điều kiện nhân tạo cho năng suất không ổn định vì chúng thường bị nhiều điều kiện ngoại cảnh bất lợi tác động. Tại Việt Nam, loại vi khuẩn này chủ yếu dùng trong chế phẩm xử lý nước thải ô nhiễm hay ao nuôi trồng thủy sản. Việc bổ sung làm thức ăn cho thủy sản thì chưa từng có công bố nào. Vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh ngoài việc được sử dụng làm thức ăn trực tiếp cho thủy sản còn có thể được sử dụng làm thức ăn cho artemia. Là loại giáp xác nhỏ, chuyên sống ở những vùng nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài ‰ đến 250‰ như ruộng muối), sau khi nở ra từ trứng, artemia chỉ có thể sống khoảng 2 ngày. Tuy nhiên, nếu được ăn vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh, artemia có thể sống từ 5 - 7 ngày, làm gia tăng kích thước, trọng lượng cũng như giá trị dinh dưỡng để làm nguồn thức ăn cho tôm, cá…

Nguồn: Báo Khoa học và Đời sống, ngày 17/8/2020.

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn