Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của cây mỏ quạ (Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner) họ dâu tằm (Moraceae) và tạo chế phẩm có khả năng kháng ung thư, kháng viêm, kháng vi sinh vật - Mã số đề tài: VAST04.05/1617
10:37 SA,27/07/2018

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Chiến

Đơn vị thực hiện: Viện Hoá học

Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

Thuộc chương trình: Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học.

Xếp loại đề tài: Xuất sắc

Mục tiêu đề tài:

- Xác định được cấu trúc hóa học của các hợp chất chính có hoạt tính sinh học (kháng ung thư, kháng viêm, kháng vi sinh vật) từ cây mỏ quạ (Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner) của Việt Nam.

- Định hướng tạo được chế phẩm có khả năng kháng ung thư, kháng viêm, kháng vi sinh vật từ cây mỏ quạ.

Kết quả đạt được

 Về khoa học

- Đã thu mẫu mỏ quạ (lá, thân và cành) từ Hòa Bình.

- Đã thử hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính kháng vi sinh vật, hoạt tính kháng viêm của mẫu cao chiết.

- Đã phân lập được 10 sản phẩm từ thân và cành mỏ quạ, trong đó có 1 chất lần đầu tiên được phân lập từ loài này.

- Đã phân lập được 14 chất từ mẫu lá mỏ quạ, trong đó có 4 chất lần đầu được phân lập từ loài này, 3 chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Maclura và 2 hợp chất prenylisoflavone mới.

- Đã thử hoạt tính gây độc tế bào đối với 8 chất sạch được phân lập.

 Về ứng dụng

- Đã xây dựng được quy trình tạo chế phẩm quy mô 50 g/mẻ

- Đã sản xuất 100 gram chế phẩm có tác dụng gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư người (KB, HepG2 và MCF-7) từ dịch chiết EtOAc của lá mỏ quạ.

- Đã thử độc tính cấp của chế phẩm.

- Đã định lượng hàm lượng flavonoid tổng trong mẫu chế phẩm.

Những đóng góp mới:

- Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của lá cây mỏ quạ lần đầu tiên được nghiên cứu. Trong đó, các hợp chất prenylisoflavone như là thành phần chính của lá cây mỏ quạ.

- 10 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ cây mỏ quạ, trong đó có 2 hợp chất mới.

- Hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết EtOAc từ lá mỏ quạ trên các dòng tế bào ung thư (KB, HepG2, MCF-7) lần đầu tiên được công bố.

- Độc tính cấp và hoạt tính kháng viêm của dịch chiết EtOAc lá mỏ quạ được nghiên cứu. Kết quả cho thấy dịch chiết từ lá mỏ quạ EtOAc không thể hiện hoạt tính kháng viêm và chế phẩm thuộc nhóm không độc (LD50 > 5000 mg/kg thể trọng chuột).

Nguồn: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn