Nghiên cứu thiết kế và tích hợp hệ thống quang điện tử giám sát mục tiêu tầm gần có khả năng ứng dụng cho các hải đảo
4:31 CH,12/07/2018

Chủ nhiệm đề tài:ThS. Ngô Mạnh Tiến

Đơn vị thực hiện:Viện Vật lý

Thời gian thực hiện:2013 - 2014

Tổng kinh phí:300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng).

Xếp loại đề tài:Khá

Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu của Đề tài là nghiên cứu và tích hợp một hệ thống quang điện tử quan sát, cảnh giới và giám sát mục tiêu tầm gần và có khả năng tự động bám mục tiêu di động (mục tiêu là người 1.8m×0.5m, xuồng, tàu 2m×3m), lưu trữ hình ảnh và cảnh báo khi có đối tượng xâm nhập, nhằm mục đích có thể trang bị cho các hải đảo tại Việt Nam, trang bị cảnh giới an ninh cho các cơ quan, tổ chức dân sự, trang bị mô hình dạy học về cơ - quang điện tử, tự động hóa, Robot Vision.

Kết quả đạt được:

- Về khoa học:

+ Xây dựng được một cơ sở lý thuyết và công nghệ chế tạo hệ quang điện tử tích hợp có ứng dụng công nghệ xử lý ảnh.

+ Nghiên cứu các thuật toán xử lý ảnh bám bắt mục tiêu di động, theo các phương pháp: Cross-correlation tracker, KLT (Kanade-Lucas-Tomasi Feature Tracker), Camshift, Maeansift. Đề xuất kết hợp bộ lọc Kalman vào phần xử lý ảnh cải thiện nâng cao chất lượng và tốc độ bám

+ Đã nghiên cứu các thuật toán điều khiển thích nghi hệ chuyển động, mục đích là nâng cao chất lượng bám và khả năng thích nghi khi hệ có các tham số thay đổi và có nhiễu tác động khi hoạt động trong môi trường thực tế.

- Về ứng dụng:

+ Đề tài đã nghiên cứu và tích hợp một hệ thống quang điện tử quan sát, cảnh giới và giám sát mục tiêu tầm gần và có khả năng tự động bám mục tiêu di động (mục tiêu là người 1.8m×0.5m, xuồng, tàu 2m×3m), lưu trữ hình ảnh và cảnh báo khi có đối tượng xâm nhập, nhằm mục đích có thể trang bị cho các hải đảo tại Việt Nam, trang bị cảnh giới an ninh cho các cơ quan, tổ chức dân sự, trang bị mô hình dạy học về cơ - quang điện tử, tự động hóa, Robot Vision.

Những đóng góp mới:

+ Xây dựng được một cơ sở lý thuyết và công nghệ chế tạo hệ quang điện tử tích hợp có ứng dụng công nghệ xử lý ảnh cho các ứng dụng giám sát và bám bắt mục tiêu tự động.

+ Đề xuất kết hợp bộ lọc Kalman vào phần xử lý ảnh cải thiện nâng cao chất lượng và tốc độ bám

Nguồn: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn